Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Đề cương ôn tập (phần 7)

Câu 7: Trình bày nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng, lý luận và đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ những nội dung đó tới thực tiễn công tác xây dựng Đảng hiện nay?
Trả lời:
1. Trình bày nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng, lý luận và đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
* Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận
Để đạt được mục đích cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã ví chủ nghĩa Mác – Lênin như là trí khôn của con người, như bào kim chỉ nam định hướng cho con tàu đi chứng tỏ vai trò cực kì quan trọng của nó đối với cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò là “cốt”, trở thành nền tảng tư tường và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong việc tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý những điểm sau đây:
- Một là, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng. Trong xã hội có giai cấp, việc giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải được thực hiện một cách cụ thể và sáng tạo. Tùy thuộc vào nhận thức của từng đối tượng, giai cấp, tầng lớp trong xã hội mà đưa ra các phương pháp học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin  một cách có hiệu quả nhất.
- Hai là, việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh. Theo Hồ Chí Minh thì việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin cung phải dựa vào từng điều kiện cụ thể nhất định của từng quốc gia. Bởi lẽ, mỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới mang những đặc điểm về tư tưởng, văn hóa,… rất khác nhau. Chính vì thế mà việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và áp dụng vào điểu kiện của dân tộc, quốc gia họ cũng cần phải có nét riêng, tùy biến cho phù hợp, để chủ nghĩa Mác – Lênin có điều kiện phát huy một cách hiệu quả nhất. Chủ nghĩa Mác – Lênin nhân tố cơ bản, là tiền đề cho cách mạng, nên khi tiến hành cách mạng, không được xa rời những nguyên tắc cơ bản và cũng không nên giáo điều, áp dụng một cách máy móc. Điều này hoàn toàn đúng với tư tưởng của những nhà cộng sản khác trên thế giới như C.Mác, P. Ăngghen, V.I. Lênin khi các ông cho rằng, những quan điểm của các ông chỉ là phương pháp chỉ dẫn hành động trong thực tế.
- Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết nêu lên những vấn đề cơ bản nhất, trên cơ sở đó, mỗi đảng vận dụng vào mỗi hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình. Trong quá trình ấy, mỗi đảng lại giải quyết thành công những vấn đề đó theo cách đặc thù riêng, điều đó tạo ra những kinh nghiệm mới. Đảng ta luôn nhận xét, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của các đảng anh em,làm giàu thêm vốn tri thức của mình. Trong quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, mỗi đảng pahir có nhiệm vụ tổng kết những kinh nghiệm của mình thành những vấn đề lý luận bổ sung và làm giàu thêm nội dung của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là thái độ và trách nhiệm thường xuyên của Đảng ta.
- Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng của cách mạng toàn thê giới, chính vì vậy mà các thế lực phản cách mạng luôn tìm cách xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong quá trình hoạt động của mình, Đảng phải vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin đúng đắn, tránh chủ nghĩa giáo điều, cơ hội làm mất đi những hình ảnh trong sáng, mang đầy tinh thần cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
* Xây dựng Đảng về đạo đức
Hồ Chí Minh khẳng định: Một Đảng chân chính cách mạng cần phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân.
Xét về thực chất, đạo đức của Đảng ta là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức đó mang bản chất của giai cấp công nhân, cũng là đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà nội dung cốt lõi là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu. Vì thế, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng ta là một Đảng cầm quyền; mỗi đảng viên và can bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Có đạo đức cách mạng trong sáng, Đảng mới lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Đó là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và cũng là tư cách một Đảng cầm quyền.
Giáo dục đạo đức cách mạng cũng là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng luôn luôn thật sự trong sạch.
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, gắn đạo đức với tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung, mở rộng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin về nội dung công tác xậy dựng Đảng phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử của các nước phương Đông trong đó có Việt Nam.
2. Liên hệ tới công tác xây dựng Đảng hiện nay
Trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dân tộc ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức. Vai trò lãnh đạo của Đảng càng phải được khẳng định, năng lực và sức chiến đấu của Đảng càng phải được nâng cao hơn bao giờ hết để ngang tầm với các yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử dân tộc giao phó. Trong bối cảnh mới, Đảng ta xác định rõ nhiệm vụ xậy dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt gắn chặt với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nền tảng tinh thần cho sự phát triển xã hội. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trên tất cả các mặt, riêng về tư tưởng và đạo đức thì cụ thể như sau:
- Về tư tưởng, lý luận: đó là cách mạng triệt để, tư tưởng cách mạng tiến công, chống lại chủ nghĩa cơ hội, xét lại, giáo điều, bảo thủ. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng phải thường xuyên làm giàu thêm vốn tri thức của mình bằng cách kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thâu thái những tinh hoa văn hóa nhân loại, để giành thắng lợi cho cách mạng.
- Về đạo đức, lối sống: cán bộ, đảng viên của Đảng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nâng cao sự gắn bó máu thịt với nhân dân, dám hi sinh, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của toàn thể dân tộc. Trong mối quan hệ, cán bộ, đảng viên không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để không ngừng hoàn thiện nhân cách, giành được niềm tinh trọn vẹn của nhân dân.
Thực tế trong quá trình xây dựng của mình, Đảng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu nhưng cũng bộc lộ không ít những bất cập, hạn chế, yếu kém nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn chưa được đẩy lùi. Những hạn chế này đang làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, hạn chế năng lực lãh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Được chiếu rọi bởi ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn về mọi mặt đáp ứng nhu cầu phát triển của giai cấp và dân tộc là quy luật tồn tại sống còn của Đảng.


Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Một số nét văn hóa của cộng đồng qua bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”

Đề bài
Tìm hiểu một số nét văn hóa của cộng đồng qua bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”.
Bài làm:
Từ thuở ban sơ trên đất nước Việt Nam, ca da đã đi vào trái tim những cụ già cầm ống điếu, của những cô thôn nữ, những chàng thanh niên hay những đứa trẻ thơ tóc còn để chỏm. Hòa nhịp với cuộc sống lao động vất vả, khổ cực nhưng chan hòa tiếng hát yêu thương, ca dao nhịp nhàng cùng tiếng chày giã gạo, căng tròn trong những hạt lúa chín đầu mùa. Thời gian trôi đi cùng với những lo toan muộn phiền của cuộc sống nhưng đọng lại ở tâm hồn mỗi người Việt từ ngàn xưa những âm, những vần ca dao tâm tình, tha thiết. Cũng chính trong cuộc sống lao động ấy, tình yêu đất mẹ, tình yêu gia đình trỗi dậy, mang lại một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang nhịp đập và hơi ấm của con tim. Quả thật, sức mạnh vô hình của ca dao là từ những cái hữu hình thêu dệt nên. Ca dao như nắm bắt được tất cả những ánh mắt, tiếng cười, những vui buồn của cuộc sống, những rung động vô cùng tinh vi của tự nhiên,… Nói một cách khác, ca dao chính là hơi thở của cuộc sống, là bầu sữa nóng nuôi dưỡng tâm hồn và là bể sâu của tình yêu và trí tuệ. Hôm qua, hôm nay và ngày mai, chắc chắn ca dao luôn là người bạn tri âm, tri kỷ không thể nào thay thế được.
Ngôn ngữ của mỗi dân tộc được hình thành và có mối quan hệ với văn hóa. Ngôn ngữ hình thành và phát triển cùng với loài người còn văn hóa là dấu mốc thể hiện giai đoạn phát triển cao của loài người. Ngôn ngữ là một thành tố quan trọng bậc nhất của văn hóa, nó ghi lại những dấu ấn văn hóa của cộng đồng mỗi dân tộc. Tùy vào từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử khác nhau mà ngôn ngữ lại khác những hình tượng văn hóa tận sâu trong vốn tiềm thức của mình. Ở mỗi thể loại văn học, ngôn ngữ lại có những chức năng và ảnh hưởng khác nhau tới văn hóa. Thực tế lịch sử văn học đã cho thấy: những tác phẩm văn học trường tồn của một dân tộc là những tác phẩm ghi lại được những dấu ấn văn hóa của thời đại, của những cộng đồng bằng chính vốn ngôn ngữ của dân tộc đó.
Ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Do đặc điểm về nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ và luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy, nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái tình mặc dù từ ngữ có thay đổi ở một vài dị bản. Hầu hết các bài ca dao của người Việt đều ít nhiều đề cập đến những giá trị văn hóa của vùng miền, dân tộc. Ở mỗi bài, lại được cảm ở những góc độ khác nhau, điều đó sẽ mang đến những giá trị cho các tác phẩm dân gian.
Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” là một trong số nhiều trường hợp như vậy:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”
Bài ca dao chỉ có bốn câu và được lưu hành khá rộng rãi và tương đối thống nhất. Nói như vậy là vì cũng có một vài dị bản nhỏ về từ ngữ mà không ảnh hưởng đến chủ đề của tác phẩm. Chẳng hạn như câu một: “Anh đi anh nhớ quê nhà” có bản ghi là “Ra đi anh nhớ quê nhà”; câu thứ ba có bản ghi là: “Nhớ ai dãi nắng dầu sương”; câu 4 có bản ghi là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai”.
Bài ca dao rất ngắn, lời lẽ rất giản dị, dễ hiểu và được làm theo thể thơ “lục bát” – thể thơ được coi là truyền thống của dân tộc. Thơ lục bát là thơ của Việt Nam, cũng giống như thơ Đường luật của Trung Quốc, thơ Haiku của Nhật Bản và nhiều thể thơ khác của các dân tộc trên thế giới. Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre; nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen; nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài,… cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện cho thơ Việt, đó hẳn phải là lục bát. Không phải bàn cãi nhiều khi có nhà nghiên cứu cho rằng: “Chừng nào “Truyện Kiều” còn, tiếng Việt chắc chắn sẽ còn…” đã cho thấy tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn của thể thơ này.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nói cho các lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát,... Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải tỏa tâm sự, ký thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Thơ dễ làm, dễ thuộc và ai cũng có thể làm cho dù là người biết chữ hay không. Một bài thơ lục bát có thể dài đến vô cũng ("Truyện Kiều" của Nguyễn Du) nhưng lại có thể ngắn đến chỉ một cặp câu với mười bốn chữ nhưng vẫn hội tụ đủ nội dung và nghệ thuật của một bài thơ. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.
Qua bài thơ, ta thấy chủ thể trữ tình chính là chàng trai, lời tâm tình của chàng tưởng chừng ai cũng hiểu như nhau, chẳng có chuyện gì phải phân tích, bàn cãi nữa. Thế nhưng đọc kỹ tác phẩm và dựa trên những kiến thức nhất định về văn hóa, thực tế trong bài ca dao đã gợi ra cho ta ít nhất hai cách hiểu khác nhau rõ rệt mà chúng đều có cơ sở, lí do để tồn tại.
Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi “nhớ quê nhà” của chàng trai lúc phải đi xa hoặc đã đi xa rồi nên đã có nhiều ý kiến xếp bài ca dao vào chủ đề tình cảm quê hương đất nước.
Chủ đề “quê hương” trong văn học vốn đã có từ trước đây và luôn song hành với mỗi người Việt Nam trong những chặng đường của cuộc sống. Trong thơ văn, “Quê hương” của Giang Nam có hoa, có bướm, “có những ngày trốn học bị đòn roi”,…; “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là “chùm khế ngọt”, là “con đò nhỏ”, là “cánh diều”, là “cầu tre nhỏ”,… còn quê hương của chàng trai xa quê trong bài ca dao này là “canh rau muống”, “cà dầm tương”, là những con người “dãi nắng dầm sương”, là ai đó “tát nước bên đường hôm nao”. Điều ấy cũng thật tự nhiên và hợp lí.
Nội dung cảm hiểu phổ biến ở đây là: lời tâm tình của chàng trai lúc đi xa, nỗi nhớ quê của chàng được biểu hiện một cách cụ thể: nhớ những món ăn bình dị của quê hương, nhớ người dân quê dãi nắng dầu sương, nhớ những kỉ niệm về người mình yêu.
Quê hương – chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người. Đó là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, tất cả tuổi thơ ta lớn lên từ đó. Những hình ảnh thân quen nơi quê nhà làm cho nỗi nhớ trong người đi xa càng da diết… Nỗi nhớ đầu tiên và cũng là nỗi nhớ bao trùm nhất tất cả, đó là quê nhà.
“Anh đi anh nhớ quê nhà…”, giản dị vậy thôi, “anh có một quê” một nơi sinh ra và lớn lên, có bao nhiêu kỷ niệm, khi đi xa, thì anh “nhớ” về. Những ký ức thật riêng, thật sống động ở đó, nỗi nhớ mái nhà nơi anh sinh ra, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ anh em, nhớ bạn bè. Dù tới nơi mới, có bao nhiêu mới mẻ, vui vẻ thì trong tâm khảm vẫn luôn có chỗ cho “quê nhà”. Ai cũng có một quê hương,có thể là nơi anh sinh ra mà cũng có thể là xuất phát điểm của anh tới với cuộc đời này. Khi có những thế hệ sau dù không sinh ra cùng địa điểm với anh, thì “quê” trong tâm hồn anh cũng phả vào đời sống của thế hệ mới thành điều gì đó bí ẩn, nôn nao. Quê hương đó và những kỷ niệm gắn liền đã thành một phần con người anh. Nỗi nhớ quê vừa là lẽ tự nhiên như con người luôn nhớ về những gì đã qua lại vừa đặc biệt.
Anh nhớ quê nhà và “Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Nỗi nhớ được cụ thể hóa thành “canh rau muống”, “cà dầm tương” vốn là những món ăn đơn sơ, dễ kiếm và thân thuộc với những người bình thường. Rau muống luộc và cà dầm với nước tương có lẽ không chỉ riêng cho người nghèo mà với mọi nhà. Tuy nhiên, với những người nghèo thì chỉ cần bát canh rau muống và quả cà, mà lại cà dầm tương đã quá là trọn vẹn. Ai đã xa quê mới cảm nhận được cái gọi là “xa quê”. Khi xa quê, người ta thường nhớ đến tất cả những gì thân quen đọng lại trong tiềm thức, từ  những món ăn đơn sơ nhưng gắn bó, những món ăn chỉ ngon khi được ăn ở quê nhà, khi được trồng ở đất quê đó và nấu theo cách của người quê đó. Ở đâu dường như cũng có rau muống, nhưng quả thật không thể so sánh được với những cọng rau muống nhỏ nhỏ, giòn ngọt, thơm thơm ở quê lớn và quê nhỏ. Ăn một bữa cơm mà có những đũa rau muống non xanh được chấm với bát nước tương tự làm có vị chua chua, lại có cái mằn mặn của cà muối và nước canh rau muống vắt thêm chút chanh mới thấu hiểu hết được những cái ngon và những cái được gọi là “sướng – khổ” của cuộc đời. “Canh rau muống, cà dầm tương” có lẽ là món ăn nông thôn miền Bắc, nhưng người của quê nào thì sẽ nhớ về những thân thương, gắn bó của riêng miền quê đó. Làm sao hiểu hết nỗi lòng những người phải xa quê vì những lý do ngoài ý muốn, càng khắc khoải hơn và đôi khi còn là những nỗi đau không vơi cạn qua ngày tháng. Ai xa quê cũng muốn điều tốt lành nhất cho quê hương mình, quê hương giữ những điều không thể mất, mà có khi cũng chẳng lấy lại được trong ký ức, ước vọng.
“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…” diễn tả tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động của người đi xa. Người nông dân phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, vất vả lắm mới làm ra được hạt gạo trắng ngần, thơm ngon. Đọc câu thơ này, ta như liên tưởng đến câu thơ “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, xàng…” trong “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Ta cũng thấy hiển hiện đâu đó những hình ảnh của ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày – Ai ơi bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Ắt phải những người lao động, yêu lao động và trân trọng những giá trị của lao động thì mới giữ trong lòng những hình ảnh thân thuộc ấy.
Câu thơ cuối như dồn dập trào dâng nhiều nỗi nhớ, nhất là hình ảnh cô thôn nữ có đôi tay mềm mại, dịu dàng với vẻ đẹp tự nhiên được tôn lên trong lao động:“Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.
Cách cảm, cách hiểu thứ nhất đã nêu trên quả thực không sai, tuy nhiên nó chưa thể hiện được chiều sâu của tác phẩm thơ dân gian. Đồng thời, nó cũng chưa cho thấy tâm hồn người thanh niên nông thôn Việt Nam với những nét văn hóa ẩn chứa sâu ở bên trong. Ta nên tìm đến cách hiểu thứ hai – cách hiểu nhấn mạnh vào nỗi “nhớ ai” ở hai câu cuối và coi chủ đề bài ca dao là nói về tình yêu đôi lứa.   
Nỗi nhớ quê nhà của chàng trai gắn liền với nỗi nhớ người yêu và cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha. Đó là nội dung trực tiếp được thể hiện để qua đó chàng trai bày tỏ tình yêu đối với người bạn gái.
Với cách hiểu này thì đại từ “ai” trong hai câu cuối bài ca dao không phải chỉ người vợ mà là người bạn tình của chàng trai. Rõ ràng, ngay câu thơ đầu tiên đã cho ta những thông tin về lập luận này. Bởi vì người ta không thể xưng “anh” với mọi người, càng không thể xưng “anh” với ông bà, cha mẹ, bạn bè hay những người thân thuộc,… Vậy thì ở đây chàng trai chỉ có thể xưng hô như vậy với một trong ba đối tượng là: người em, người vợ hoặc người yêu.
Với em mà gọi bằng “ai” (ở câu cuối) là không hợp lí. Với vợ thì cũng có thể được nhưng hơi nghe có cảm giác như hời hợt và khách sáo. Như vậy “ai” (ở câu cuối) không phải là đại từ phiếm chỉ mà nó hướng đến một đối tượng cụ thể là người trong mộng của chàng trai.
Bất kì một lời văn trong các tác phẩm văn học khi được người nghệ sĩ (dân gian hay hiện đại) “dụng công” đều có sự liên quan đến ngữ cảnh của xuất hiện nó. Có thể, nó không bày ra ngay trước mắt chúng ta những câu chuyện, những hình ảnh nhưng ít nhất là với lợi thế của mình, bản thân ngôn ngữ và sự chọn lọc tinh tế của các tác giả vô hình trung đã tác động vào tư duy mỗi người và là cơ sở để tâm hồn họ bay bổng, liên tưởng một cách chân thực về câu chuyện mà họ được nghe, được đọc.
Có thể liên tưởng đến câu chuyện chàng trai trong bài ca dao đã chú ý đến cô gái nhưng chưa một lần thổ lộ, tình yêu của họ đang ở buổi ban đầu, đầy e ấp, khó nói. Giờ đây khi sắp sửa xa quê chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Và dường như cô gái cũng thiết tha dò hỏi về điều đó, để xem khi đi xa chàng trai nhớ những gì và nhớ những ai. Lời thơ có lẽ rất phù hợp với hoàn cảnh ấy.
Đã có một số người phân tích cụm từ "anh đi"  và cho rằng anh đi vì nghĩa lớn, nghe theo tiếng gọi quê hương đất nước (hoàn cảnh chiến tranh, thi cử, lập nghiệp,...) là quá đà, không cần thiết, có phần gượng ép, không phục vụ cho tìm hiểu chủ đề tác phẩm. Bởi vì điều quan trọng không phải là anh đi đâu mà là cái chủ định chàng trai muốn nói.
Ở câu thứ nhất: “Anh đi anh nhớ quê nhà” nỗi nhớ của chàng trai còn chung chung, chưa cụ thể, nhưng cô gái cũng rất yên tâm và chứa chan hi vọng. Vì chàng trai xưng anh với cô gái rất ngọt ngào, thân mật. Chàng trai nói ra đi anh nhớ quê nhà và tất nhiên trong quê nhà có cả hình bóng cô gái.
Đến câu thứ hai, chàng trai cụ thể nỗi nhớ quê bằng các chi tiết “Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Đó là những thức ăn quen thuộc ai mà chẳng thèm chẳng nhớ. Nhưng nếu chỉ nhớ có vậy thì cô gái đang hồi hộp lắng nghe lời tâm tình của chàng chắc sẽ thất vọng lắm.
Sang câu thứ ba: “Nhớ ai dãi nắng dầu sương” cô gái không thể không liên tưởng đến mình, nhưng không thể hoàn toàn khẳng định chắc chắn là chàng trai nói nhớ mình. “Ai” trong trường hợp này có thể là một đại từ phiếm chỉ cũng có thể chỉ người con gái. Còn với chàng trai thì nói như vậy vừa kín vừa hở!
Đến câu cuối, chắc chắn đã hiểu được thái độ và diễn biến tình cảm của cô gái nên chàng trai mới nói một cách tế nhị nhưng hết sức cụ thể và xác định: “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. “Ai” chính là em, “hôm nao” là cái hôm mà cả hai người đều không thể nào quên khi tát nước bên đường. Câu cuối thể hiện rõ thời gian và không gian gắn với kỉ niệm của hai người. Nói như vậy vừa có tính xác định và cụ thể cao.
Cách bộc bạch và thể hiện tình cảm hết sức tài tình, vừa kín đáo, tế nhị: từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ phiếm chỉ đến xác định đã cho ta thấy một đặc điểm rất lớn về văn hóa giao tiếp của người Việt. Đó chính là cách nói vòng vo, dông dài, dẫn dắt mãi mới đến câu chuyện, ý định mình cần nói. Đồng thời, đại từ xưng hô trong bài ca dao cũng có sự chuyển hướng linh hoạt theo ý muốn của người đang nói. Cách xưng hô “anh” – “ai” chứng tỏ chàng trai rất e dè, thận trọng. Suốt cả bài ca dao chàng trai ở đây đã né tránh không đụng chạm đến một từ “yêu”, “thương” nào cả. Người ta e dè vì chưa biết tình cảm của đối phương dành cho mình thế nào, người ta cẩn trọng nghĩ đến hậu quả nếu không may bị từ chối cũng chính là cách tỏ tình của thanh niên nông thôn ngày trước. Ta có thể hiểu hơn về lối nói này qua cách xưng hô “em – cô ấy” của chàng trai trong bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” thân thuộc.
Tất cả sự yêu thương dường như dồn vào điệp ngữ “nhớ”, được nhắc đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc, một nội dung khác nhau và càng về sau càng cụ thể, tha thiết; đồng thời điệp ngữ nghi vấn “Nhớ ai” vừa hỏi vừa tự trả lời, bộc bạch một nỗi nhớ sâu xa, kín đáo.
Người xưa đã đóng góp cho kho tàng văn học dân gian những áng thơ hay mà thật dung dị, chân thành, tha thiết biết bao. Những câu ca dao mang đậm tâm hồn dân tộc vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu. Biết thưởng thức những câu ca dao hay khiến ta thêm yêu giá trị văn hoá mà ông cha chúng ta đã chắt lọc từ cuộc sống để lại cho con cháu đời sau. Ngày nay, chúng ta được thưởng thức nhiều tác phẩm tuyệt vời trong dòng chảy của văn học nghệ thuật đương đại. Song, những câu ca dao mang đậm tâm hồn dân tộc, ngợi ca những đức tính, bản lĩnh, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu. Biết thưởng thức, biết yêu những làn điệu dân ca, những câu ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ ta thêm yêu cội nguồn bản sắc và những giá trị văn hoá mà ông cha chúng ta đã chắt lọc từ cuộc sống.


Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Sự đối lập giữa phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Với tư cách là ngôn ngữ của tư duy lô-gic, phong cách KH đối lập với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Định nghĩa: phong cách KH là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học. Nói cụ thể hơn, đó là vai của nhà khoa học, người nghiên cứu, giáo viên, kỹ sư, sinh viên,… Tức là tất cả những ai tham gia vào công việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy, phổ biến khoa học.
Chức năng của ngôn ngữ được hiện thực hóa trong phong cách KH quy định sự tồn tại của những đặc trưng chung của phong cách này. Chức năng của phong cách KH là thông báo – chứng minh những quy luật đã được phát hiện ra bằng tư duy khoa học, mà tư duy khoa học là tư duy có tình chất khái quát – trừu tượng và được diễn đạt bằng những phán đoán, suy lí chính xác, lô-gic.
Phong cách KH phải đạt tính lô-gic nghiêm ngặt vì để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày, cách suy luận phải tuân theo những quy tắc chặt chẽ từ tư duy lô-gic đến hình thức tư duy lô-gic biện chứng. Tính lô-gic, đó là tính chất nhất quán trong sự phân bố tất cả các đơn vị của văn bản và là sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa của những đơn vị này. Tính chất nhất quán này chỉ có thể có ở những văn bản trong đó các kết luận được rút ra một cách hợp lí từ nội dung, nghĩa là các kết luận không gây ra mâu thuẫn, và những đoạn văn riêng lẻ tạo nên văn bản thì phản ánh đúng sự vận động của tư duy từ cái chung đến cái riêng hoặc ngược lại. Tính lô-gic của ngôn ngữ KH được phân biệt với tính lô-gic của ngôn ngữ nghệ thuật ở tính chất cực kì khắt khe của nó. Tư duy khoa học yêu cầu tính chứng mình và có lí do đầy đủ, nên lô-gic trong khoa học là lô-gic được chứng minh. Tư duy KH không chấp nhận một sự mâu thuẫn hay phi lô-gic nào. Tính lô-gic trong nghệ thuật là lô-gic hình tượng. Tức là ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng thiết lập mối quan hệ liên tưởng để gợi ra cho người đọc, người nghe những biểu tượng về thế giới khách quan mà con người đang nhận thức và chiếm lĩnh. Bởi vậy, lời nói nghệ thuật dường như chấp nhận cả tính mâu thuẫn và yếu tố phi lô-gic do sự sáng tạo chủ quan của tác giả chi phối.
Ví dụ:
“Sâu”


- Vực Mariana ở phía tây Thái Bình Dương dài khoảng 2500km và sâu 10.994m là nơi “sâu” nhất của trái đất.
- Ở ao chuôn nước “sâu” khoảng 1m nên thả 300 con (cá)
(Trích tạp chí khoa học)

Gì “sâu” bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sông một tiếng hò.
(Tố Hữu)
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Huy Cận)

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Đề cương ôn tập (phần 6)

Câu 6: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung và biện pháp xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kì quá độ? Vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới hiện nay cần tập trung giải quyết những vấn đề gì?
Trả lời
1. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung và biện pháp xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kì quá độ
* Quan điểm của HCM  về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ
            Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một cuộc cách mạng mang tính toàn diện. Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ trong từng lĩnh vực:
            - Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâgn cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước vào thời kì quá độ lên CNXH, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền. Mối quan tâm lớn nhất của Người về Đảng cầm quyên là làm sao cho Đảng không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thoái hoá, biến chất, làm mất lòng tin của dân, có thể dẫn đến nguy cơ sai lầm về đường lối, cắt đứt mối quan hệ máu thịt với nhân dân và để cho chủ nghĩa các nhân nảy nở dưới nhiều hình thức.
            Nội dung chính trị quan trọng trong thời kì quá độ lên CNXH là củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên mình công – nông – trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; củng cố tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.
            - Nội dung kinh tế được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ xản xuất và cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá XHCN. Đối với cơ cấu kinh tế, Hồ Chí Minh đề cập cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ.
            Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các nghành sản xuất xã hội, thoả mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
            Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế vùng núi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào, vừa đảm bảo an ninh, tuốc phòng cho đất nước.
            Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ lên CNXH. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng csvc cho CNXH, thúc đẩy việc cải tạo XHCN. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về việc tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức. Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn, giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác. Đối với những nhà tư sản, công thương, vì họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có công đóng góp nhất định trong khôi phục kinh tế và sẵn sang tiếp thu, cải tạo để góp phần xây dựng nước nhà, xây dựng XHCN nên Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ cải tạo họ theo CNXH bằng hình thức tư bản nhà nước.
            Về quan hệ phân phối và quản lý kinh tế. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện phân phối lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí Minh từng bước đề cập vấn đề khoán trong sản xuất, “Chế độ làm khoán là một điều kiện của CNXH, nó khuyến khích ngưới công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng …; làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế đọ ta hiện nay”.
            - Trong lĩnh vực văn hoá – xã hội, HCM nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới. Đặc biệt HCM đề cao vai trò của văn hoá, giáo dục và văn hoá và khoa học kỹ thuật trong XHCN. Người cho rằng muốn xây dựng CNXH nhất định phải học cả văn hoá, chính trị, kỹ thuận và chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến với hạnh phúc vô tận. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong đời sống xã hội.
* Quan điểm của HCM  về biện pháp xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ
Hồ Chí Minh nêu 2 nguyên tắc có tính phương pháp luận:
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính quốc tế, cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới. Phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta. “Ta không thể giống Liên-xô,...” ; “Tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau”.
- Xác định bước đi, biện pháp phải xuất phát từ thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
Hồ Chí Minh đã xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng CNXH: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao. Thời kì quá độ phải trải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh,... chớ ham làm mau, ham rầm rộ... Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”. Bác sớm ngăn ngừa xu hướng chủ quan, nóng vội. “Chớ thấy Liên Xô, Trung Quốc đã có nông trường quốc doanh, tổ chức hợp tác xã thì ta cũng vội tổ chức ngay hợp tác xã”.
+ Bước đi nông nghiệp: từ cải cách ruộng đất sau tiến lên tổ đổi công cho tốt cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng,...
+ Về bước đi công nghiệp, “...Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng”, “làm trái với Liên-xô cũng là mác-xít”.
Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành: Người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn phải tìm tòi cách riêng cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. “Muốn đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì phải học kinh nghiệm của các nước anh em” nhưng “áp dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo”, “ta không thể giống Liên-xô vì Liên-xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử khác…”. Ví dụ: miền Bắc phải kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam; miền Bắc “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, “vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng CNXH”; “CNXH là của dân, do dân và vì dân”. Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp “Là 2 bộ phận chính, 2 ngành cơ bản của nền kinh tế, có quan hệ khăng khít, không thể thiếu bộ phận nào, phát triển vững chắc cả hai”.
Phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội là “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, như vậy chủ nghĩa xã hội không đồng nhất với đói nghèo, không bình quân, mà từng bước tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào.
Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. Chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch, cổ động. Chủ nghĩa xã hội là do dân và vì dân. Người đề ra 4 chính sách:  Công - tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công-nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài. Chỉ tiêu 1, biện pháp 10, chính sách 20... có như thế mới hoàn thành kế hoạch. Người đã sử dụng một số cách làm cụ thể sau:
- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, xây dựng làm chính.
- Kết hợp xây dựng với bảo vệ, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch.
- Trong điều, biện pháp cơ bản, quyết định lâu dài trong xây dựng CNXH là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới hiện nay cần tập trung giải quyết (phần 2 – câu 4)


Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Sự đối lập giữa phong cách khoa học và phong cách sinh hoạt hàng ngày


CMR: “Với tư cách là ngôn ngữ văn hóa, phong cách khoa học đối lập với với phong cách sinh hoạt hàng ngày”
Phong cách sinh hoạt hàng ngày (SHHN) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Nói cụ thể hơn, đó là vai của người đàn ông, đàn bà, vai của bố, mẹ, con, cháu, anh, em, bạn bè, đồng nghiệp,… Tức là của tất cả những ai với tư cách cá nhận trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác.
Ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày thực hiện chức năng trao đổi tư tưởng, tình cảm trong đời sống. Tuy nhiên, không phải phong cách này chỉ đề cập đến những vấn đề cụ thể, đơn giản mà khi xã hội càng phát triển thì con người càng có nhu cầu trao đổi với nhau hàng ngày cả những vấn đề phức tạp, trừu tượng của triết học, khoa học, nghệ thuật,…
Như vậy, có thể nói phong cách SHHN là sự hòa lần nhiều đặc điểm của các phong cách khác. Nó phù hợp với những đồi hỏi tồi thiểu của ngôn ngữ toàn dân, dùng hàng ngày trong xã hội giữa những tầng lớp đông đảo có văn hóa trong nhân dân.
Trong tiếng Việt, cách sử dụng từ ngữ còn chịu ảnh hưởng của từ vựng các dân tộc, địa phương. Điều này có nghĩa là trong phong cách SHHN, khi nói năng, người ta phát âm thoải mái theo một tập quán, phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung của các phụ âm đầu, phụ âm cuối và các thanh điệu. Đối với những vùng dân cư xa xôi, hẻo lánh, tập quán phát âm địa phương này thường gắn với tâm lí duy trì nó như giữ gìn một tình cảm thân thương đối với quê hương mình hay ít ra là đối với những người thân trong gia đình mình. Song ngày nay, đất nước đã liền một dải và do sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn, nhiều người có ý thức khắc phục tập quán, phát âm của địa phương mình theo hướng chuẩn mực chung của cả nước, kể cả trong nói năng thân mật hàng ngày.
Cần phải thấy rằng phong cách SHHN có những đặc điểm về ngữ âm, từ ngữ và cú pháp khác biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ khách quan thì sự giao tiếp diễn ra trong điều kiện chuẩn bị trước, thời gian không cho phép có sự chuẩn bị, tìm kiếm, gọt giũa lời nói nên người ta dễ chấp nhận lố nói mộc mạc, thân mật và thậm chí là suồng sã. Chính vì vậy, đôi khi có những kiểu nói năng thô lỗ, vô văn hóa. Đây chình là mặt hạn chế đồng thời cũng là nét đối lập của phong cách này với phong cách ngôn ngữ KH. (Thể hiện ở các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ KH).
Các phương tiện trong phong cách SHHN không phải chỉ cần thiết cho nói năng hàng ngày mà còn cần thiết trong sáng tác văn học. Những nhà văn thể hiện tài năng thông qua việc khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả ngôn ngữ SHHN trong các sáng tác của mình. Ta có thể thấy rõ trong các sáng tác của Tố Hữu, Kim Lâm, Nguyễn Công Hoan, Hồng Nguyên,…
Ví dụ: Trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên, tác giả đã mạnh dạn đưa vào nhiều tiếng địa phương và khẩu ngữ. Ai đã từng đọc hẳn không quên được mấy câu thơ cuối thân tình, dân giã:
Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni:
Dâm chúng cầm tay lắc lắc:
“Độc lập rồi nhớ viền chơi ví chắc!”


Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Đề cương ôn tập (phần 5)

Câu 5: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa của những luận điểm đó đối với cách mạng Việt Nam?
Trả lời:
* Những quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Trong cuốn “Đường Kách mệnh” xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh viết: “Cách mệnh trước hết cần phải có cái gì?” Và Người cũng đã trả lời cho câu hỏi ấy, đó là Đảng cách mệnh. Hồ Chí Minh cũng đã xác định vai trò cụ thể của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam. Đó là:
- Trong nước: vận động và tổ chức quần chúng bằng những đường lối cụ thể, rõ ràng nhằm phấn đấu tới mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và tiến lên XHCN.
- Ngoài nước: liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên toàn thế giới
Chính vì vậy, đảng có vai trò quyết định hàng đầu đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam, giống như “người cầm lái con thuyền dân tộc”, “có vững thì thuyền mới chạy”.
Sau khi thức dân Pháp chiếm được nước ta, chúng đặt ngay ách thống trị lên dân tộc, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Thấy được điều đó, Hồ Chí Minh đã xác định được vai trò của Đảng trước khi thành lập, trước hết là lãnh đạo nhân dân giải phóng dân tộc. Thế nhưng, cuộc chiến ấy không hề đơn giản mà rất khó khăn và gian khổ. Vì chúng ta phải chống lại một kẻ thù mạnh, hung tàn và hiếu chiến – chủ nghĩa đế quốc nên muốn giành chiến thắng, cần phải tập hợp được đông đảo nhân dân lao động. Đảng thành lập, giữ vai trò tổ chức và giáo dục nhân dân thành lập một đội quân hùng mạnh, từng bước đánh đuổi đế quốc xâm lược (kẻ thù chính) và lật đổ phong kiến (kẻ thù trong nước) giành lấy chính quyền.
Sau khi giành được thắng lợi, tức là khi chúng ta đã giành được chính quyền, quần chúng nhân dân vẫn cần có đảng lãnh đạo. Đảng sẽ cùng nhân dân giữ lấy chính quyền, xây dựng lên một xã hội mới, tiến bộ và bình đẳng.
Ý nghĩa:

Xác lập được vai trò đúng đắn ngay từ ban đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là một điểm nhấn rất quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và phương pháp cách mạng, đánh dấu một bước chuyển mình, một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đảng luôn đóng vai trò trung tâm, quyết định đến mọi thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.

Đề cương ôn tập (phần 5)

Câu 5: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa của những luận điểm đó đối với cách mạng Việt Nam?
Trả lời:
* Những quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Trong cuốn “Đường Kách mệnh” xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh viết: “Cách mệnh trước hết cần phải có cái gì?” Và Người cũng đã trả lời cho câu hỏi ấy, đó là Đảng cách mệnh. Hồ Chí Minh cũng đã xác định vai trò cụ thể của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam. Đó là:
- Trong nước: vận động và tổ chức quần chúng bằng những đường lối cụ thể, rõ ràng nhằm phấn đấu tới mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và tiến lên XHCN.
- Ngoài nước: liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên toàn thế giới
Chính vì vậy, đảng có vai trò quyết định hàng đầu đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam, giống như “người cầm lái con thuyền dân tộc”, “có vững thì thuyền mới chạy”.
Sau khi thức dân Pháp chiếm được nước ta, chúng đặt ngay ách thống trị lên dân tộc, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Thấy được điều đó, Hồ Chí Minh đã xác định được vai trò của Đảng trước khi thành lập, trước hết là lãnh đạo nhân dân giải phóng dân tộc. Thế nhưng, cuộc chiến ấy không hề đơn giản mà rất khó khăn và gian khổ. Vì chúng ta phải chống lại một kẻ thù mạnh, hung tàn và hiếu chiến – chủ nghĩa đế quốc nên muốn giành chiến thắng, cần phải tập hợp được đông đảo nhân dân lao động. Đảng thành lập, giữ vai trò tổ chức và giáo dục nhân dân thành lập một đội quân hùng mạnh, từng bước đánh đuổi đế quốc xâm lược (kẻ thù chính) và lật đổ phong kiến (kẻ thù trong nước) giành lấy chính quyền.
Sau khi giành được thắng lợi, tức là khi chúng ta đã giành được chính quyền, quần chúng nhân dân vẫn cần có đảng lãnh đạo. Đảng sẽ cùng nhân dân giữ lấy chính quyền, xây dựng lên một xã hội mới, tiến bộ và bình đẳng.
Ý nghĩa:
Xác lập được vai trò đúng đắn ngay từ ban đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam là một điểm nhấn rất quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và phương pháp cách mạng, đánh dấu một bước chuyển mình, một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đảng luôn đóng vai trò trung tâm, quyết định đến mọi thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.


Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO


1.      Vài nét về tác giả
Nam Cao (1915-1951) là trí thức tiểu tư sản nghèo, sống gắn bó với con người nghèo khổ và hiểu họ một cách sâu sắc.
Nam Cao là một nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ở nước ta. Sau cách mạng, ông là người tham gia kháng chiến một cách tích cực, nhanh chóng hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc. Ông hy sinh trong một trận bị phục kích trên đường công tác giữa lúc tài năng đang chín rộ và đầy hứa hẹn.
Cho đến bây giờ cuộc đời và tác phẩm của Nam Cao vẫn còn mang tính thời sự. Những tác phẩm của ông được đánh giá cao và được nhận định là “chúng ta vẫn chưa hiểu hết giá trị sâu xa của chúng”.
2.      Thành tựu sáng tác
Nam Cao luôn băn khoăn, day dứt về con người và số phận con người trong mọi hoàn cảnh. Đối tượng mà ông quan tâm hết sức phong phú và đa dạng. Họ có thể là người nông dân bần cùng sống thoi thóp trong lòng xã hội; người nông dân bị lợi dụng, bị biến thành kẻ lưu mang sống bên lề của xã hội hay một người trí thức bị “cơm áo ghì sát đất”.
Nam Cao bắt đầu xuất hiện trên văn đang vào năm 1936 nhưng sự nghiệp văn chương của ông phải đến năm 1941 – khi tác phẩm Chí Phèo ra đời mới được khẳng định.
Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao chủ yếu sáng tác về 2 chủ đề chính:
a.      Người nông dân trước Cách mạng
Phản ánh tình trạng người nông dân nghèo khổ bị lăng nhục, bị miệt thị, bị xúc phạm nhân phẩm, bóp méo nhân cách. Nam Cao lớn tiếng bênh vực và minh oan cho họ.
Nam Cao xây dựng hai loại nhân vật nông dân: người nông dân bị khốn cùng, chịu đừng và chịu chết để giữ nhân phẩm (Lão Hạc) và người nông dân bị đày đọa, bị bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính (Chí Phèo).
Nam Cao khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi bọn họ bị đày đọa đền u mê lầm lỗi (Chí Phèo).
b.      Người trí thức tiểu tư sản
Phản ánh tình trạng người trí thức nghèo vì miếng cơm manh áo mà rơi vào cảnh bi kịch tinh thần. Họ là những con người muốn sống cho ra người nhưng cuộc sống tồi tệ đã đẩy họ vào cách sống tầm thường, nhục nhã (Hộ, Thứ).
Viết về những con người “sống mòn” luôn dằn vặt, sám hối, quằn quại trong nội tâm, cố viên lên để cuộc sống có ý nghĩa nhưng bị sức nặng của cơm áo đè bẹp nên tâm hồn lúc nào cũng nặng trĩu bi kịch (Trăng sáng, Đời thừa,…)
3.      Quan điểm nghệ thuật
Nam Cao sáng tác với ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của nhà văn là “vị nhân sinh”. Ông vạch trần tội ác của các thế lực đày đọa con người và lớn tiếng tố khổ cho những người nông dân bị cướp quyền sống, minh oan cho những người bị lăng nhục, kêu cứu cho những người bị tước đoạt nhân phẩm (Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ,…)
Nhà văn phủ nhận, từ chối nghệ thuật thoát ly cuộc sồng “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối…” (Trăng sáng).
Nhà văn tôn thờ chủ nghĩa hiện thực, lý tưởng nhân đạo. Nam Cao yêu cầu văn nghệ phải hướng đến hiện thực cuộc sống, nhất là cuộc sống của những con người lầm than, cơ cực: “nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Trăng sáng). Ông cho rằng tác phẩm văn chương chỉ có giá trị ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng,… và làm cho con người ta gần nhau hơn. Nam Cao cũng đặt ra yêu cầu đối với một nhà văn chân chính: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” (Đời thừa).