Câu 6: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung và biện pháp xây
dựng CNXH ở nước ta trong thời kì quá độ? Vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc
đổi mới hiện nay cần tập trung giải quyết những vấn đề gì?
Trả lời
1. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung và biện pháp
xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kì quá độ
* Quan điểm của HCM về nội dung xây dựng CNXH ở
nước ta trong thời kỳ quá độ
Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một cuộc cách mạng
mang tính toàn diện. Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ trong từng lĩnh vực:
- Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan
trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải
luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâgn cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước
vào thời kì quá độ lên CNXH, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền. Mối quan tâm
lớn nhất của Người về Đảng cầm quyên là làm sao cho Đảng không trở thành Đảng
quan liêu, xa dân, thoái hoá, biến chất, làm mất lòng tin của dân, có thể dẫn
đến nguy cơ sai lầm về đường lối, cắt đứt mối quan hệ máu thịt với nhân dân và
để cho chủ nghĩa các nhân nảy nở dưới nhiều hình thức.
Nội dung chính trị quan trọng trong thời kì quá độ lên CNXH
là củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên mình công –
nông – trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; củng cố tăng cường sức mạnh toàn bộ
hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.
- Nội dung kinh tế được Hồ Chí Minh đề cập
trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ xản xuất và cơ chế quản lý kinh tế.
Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công
nghiệp hoá XHCN. Đối với cơ cấu kinh tế, Hồ Chí Minh đề cập cơ cấu ngành và cơ
cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ.
Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông –
công nghiệp, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương
nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các nghành sản xuất xã hội, thoả mãn nhu cầu
thiết yếu của nhân dân.
Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữa kinh tế
đô thị và nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế vùng
núi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của
đồng bào, vừa đảm bảo an ninh, tuốc phòng cho đất nước.
Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương
phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ
lên CNXH. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần
kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo
nền tảng csvc cho CNXH, thúc đẩy việc cải tạo XHCN. Kinh tế hợp tác xã
là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Nhà nước cần đặc biệt khuyến
khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về việc tổ chức hợp tác xã,
Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có
lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức. Đối với người làm nghề thủ công và
lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản
xuất, ra sức hướng dẫn, giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào
con đường hợp tác. Đối với những nhà tư sản, công thương, vì họ
đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có công đóng góp nhất
định trong khôi phục kinh tế và sẵn sang tiếp thu, cải tạo để góp phần xây dựng
nước nhà, xây dựng XHCN nên Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản
xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc kế dân
sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ cải tạo họ theo
CNXH bằng hình thức tư bản nhà nước.
Về quan hệ phân phối và quản lý kinh tế. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại
hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. Người chủ
trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện phân phối lao động: làm nhiều hưởng nhiều,
làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo
lao động, Hồ Chí Minh từng bước đề cập vấn đề khoán trong sản xuất, “Chế độ làm
khoán là một điều kiện của CNXH, nó khuyến khích ngưới công nhân luôn luôn tiến
bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng …; làm khoán
tốt thích hợp và công bằng dưới chế đọ ta hiện nay”.
- Trong lĩnh vực văn hoá – xã hội, HCM nhấn
mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới. Đặc biệt HCM đề cao vai trò của văn
hoá, giáo dục và văn hoá và khoa học kỹ thuật trong XHCN. Người cho rằng muốn
xây dựng CNXH nhất định phải học cả văn hoá, chính trị, kỹ thuận và chủ nghĩa
xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến với hạnh phúc vô tận.
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài,
khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong đời sống xã hội.
* Quan điểm của HCM về biện pháp xây dựng CNXH
ở nước ta trong thời kỳ quá độ
Hồ Chí Minh nêu 2 nguyên tắc có tính phương pháp luận:
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính quốc tế, cần nắm vững
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới. Phải học tập
kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc
điểm riêng của ta. “Ta không thể giống Liên-xô,...” ; “Tất cả các
dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống
nhau”.
- Xác định bước đi, biện pháp phải xuất phát từ thực tế,
đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
Hồ Chí Minh đã xác định phương châm thực hiện bước đi trong
xây dựng CNXH: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao. Thời kì quá
độ phải trải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh,... chớ
ham làm mau, ham rầm rộ... Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”. Bác
sớm ngăn ngừa xu hướng chủ quan, nóng vội. “Chớ thấy Liên Xô, Trung Quốc đã có
nông trường quốc doanh, tổ chức hợp tác xã thì ta cũng vội tổ chức ngay hợp tác
xã”.
+ Bước đi nông nghiệp: từ cải cách ruộng đất sau tiến lên
tổ đổi công cho tốt cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng,...
+ Về bước đi công nghiệp, “...Ta cho nông nghiệp là quan
trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến
công nghiệp nặng”, “làm trái với Liên-xô cũng là mác-xít”.
Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành: Người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống
giáo điều, rập khuôn phải tìm tòi cách riêng cho phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. “Muốn đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì phải học kinh nghiệm của các nước
anh em” nhưng “áp dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo”, “ta không thể giống
Liên-xô vì Liên-xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử khác…”. Ví dụ: miền
Bắc phải kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam;
miền Bắc “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, “vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng
CNXH”; “CNXH là của dân, do dân và vì dân”. Quan hệ giữa công nghiệp và nông
nghiệp “Là 2 bộ phận chính, 2 ngành cơ bản của nền kinh tế, có quan hệ khăng
khít, không thể thiếu bộ phận nào, phát triển vững chắc cả hai”.
Phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội là “làm cho người
nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, như vậy
chủ nghĩa xã hội không đồng nhất với đói nghèo, không bình quân, mà từng bước
tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào.
Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. Chính
phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch, cổ động. Chủ nghĩa xã hội là do dân và vì dân. Người
đề ra 4 chính sách: Công - tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công-nông giúp
nhau, lưu thông trong ngoài. Chỉ tiêu 1, biện pháp 10, chính sách 20... có như
thế mới hoàn thành kế hoạch. Người đã sử dụng một số cách làm cụ thể sau:
- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp
cải tạo với xây dựng, xây dựng làm chính.
- Kết hợp xây dựng với bảo vệ, tiến hành hai nhiệm vụ chiến
lược khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp,
quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch.
- Trong điều, biện pháp cơ bản, quyết định lâu dài trong
xây dựng CNXH là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới hiện nay cần
tập trung giải quyết (phần 2 – câu 4)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét