Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Sự đối lập giữa phong cách khoa học và phong cách sinh hoạt hàng ngày


CMR: “Với tư cách là ngôn ngữ văn hóa, phong cách khoa học đối lập với với phong cách sinh hoạt hàng ngày”
Phong cách sinh hoạt hàng ngày (SHHN) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Nói cụ thể hơn, đó là vai của người đàn ông, đàn bà, vai của bố, mẹ, con, cháu, anh, em, bạn bè, đồng nghiệp,… Tức là của tất cả những ai với tư cách cá nhận trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác.
Ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày thực hiện chức năng trao đổi tư tưởng, tình cảm trong đời sống. Tuy nhiên, không phải phong cách này chỉ đề cập đến những vấn đề cụ thể, đơn giản mà khi xã hội càng phát triển thì con người càng có nhu cầu trao đổi với nhau hàng ngày cả những vấn đề phức tạp, trừu tượng của triết học, khoa học, nghệ thuật,…
Như vậy, có thể nói phong cách SHHN là sự hòa lần nhiều đặc điểm của các phong cách khác. Nó phù hợp với những đồi hỏi tồi thiểu của ngôn ngữ toàn dân, dùng hàng ngày trong xã hội giữa những tầng lớp đông đảo có văn hóa trong nhân dân.
Trong tiếng Việt, cách sử dụng từ ngữ còn chịu ảnh hưởng của từ vựng các dân tộc, địa phương. Điều này có nghĩa là trong phong cách SHHN, khi nói năng, người ta phát âm thoải mái theo một tập quán, phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung của các phụ âm đầu, phụ âm cuối và các thanh điệu. Đối với những vùng dân cư xa xôi, hẻo lánh, tập quán phát âm địa phương này thường gắn với tâm lí duy trì nó như giữ gìn một tình cảm thân thương đối với quê hương mình hay ít ra là đối với những người thân trong gia đình mình. Song ngày nay, đất nước đã liền một dải và do sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn, nhiều người có ý thức khắc phục tập quán, phát âm của địa phương mình theo hướng chuẩn mực chung của cả nước, kể cả trong nói năng thân mật hàng ngày.
Cần phải thấy rằng phong cách SHHN có những đặc điểm về ngữ âm, từ ngữ và cú pháp khác biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ khách quan thì sự giao tiếp diễn ra trong điều kiện chuẩn bị trước, thời gian không cho phép có sự chuẩn bị, tìm kiếm, gọt giũa lời nói nên người ta dễ chấp nhận lố nói mộc mạc, thân mật và thậm chí là suồng sã. Chính vì vậy, đôi khi có những kiểu nói năng thô lỗ, vô văn hóa. Đây chình là mặt hạn chế đồng thời cũng là nét đối lập của phong cách này với phong cách ngôn ngữ KH. (Thể hiện ở các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ KH).
Các phương tiện trong phong cách SHHN không phải chỉ cần thiết cho nói năng hàng ngày mà còn cần thiết trong sáng tác văn học. Những nhà văn thể hiện tài năng thông qua việc khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả ngôn ngữ SHHN trong các sáng tác của mình. Ta có thể thấy rõ trong các sáng tác của Tố Hữu, Kim Lâm, Nguyễn Công Hoan, Hồng Nguyên,…
Ví dụ: Trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên, tác giả đã mạnh dạn đưa vào nhiều tiếng địa phương và khẩu ngữ. Ai đã từng đọc hẳn không quên được mấy câu thơ cuối thân tình, dân giã:
Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni:
Dâm chúng cầm tay lắc lắc:
“Độc lập rồi nhớ viền chơi ví chắc!”


Không có nhận xét nào: