Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”


1. Hành động và hành động xã hội
·          Hành động: Tổ hợp những thao tác theo những điều kiện, cách thức, mục đích nhất định.
·          Hành động xã hội
o    Do từ hai người trở lên thực hiện
o    Đòi hỏi sự cộng tác giữa những người tham gia
o    Còn gọi là hành động liên kết
2. Hành động ngôn ngữ
2.1. Hành động ngôn ngữ là gì?
·          Là hành động tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp
·          Là  hành động xã hội (đòi hỏi sự liên kết, tương tác)
·          Gồm 3 phạm trù chính: hành động tạo lời, hành động mượn lời, hành động ở lời
·          Được biểu thị bằng các động từ nói năng trong các ngôn ngữ
2.2. Các loại hành động ngôn ngữ
o    Hành động tạo lời: Hành động sử dụng các đơn vị, các quan hệ ngôn ngữ để tạo nên các biểu thức có nghĩa
o    Hành động mượn lời (xuyên ngôn): Hành động phát ngôn nhằm gây ra một tác động nào đó làm biến đổi ngữ cảnh
o    Hành động ở lời (tại lời, trong lời, ngôn trung): Hành động mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo nên phát ngôn
2.3. Các động từ nói năng
o    Động từ chỉ các hành động tạo lời: nói, viết, phát âm, sao, chép, đặt câu…; ầm ừ, xì xèo, thầm thì, lắp bắp…
o    Động từ chỉ các hành động ở lời: hỏi, xin, trả lời, khuyên, hứa, sai, chê, cảnh cáo
Lưu ý: Trong một ngôn ngữ, không phải có bao nhiêu động từ nói năng thì có bấy nhiêu hành động ngôn ngữ và ngược lại.
3. Hành động ở lời
3.1. Hành động ở lời là gì?  Đích ở lời và hiệu quả ở lời
a) Hành động ở lời là gì?
o    Là một hành động xã hội, do người nói (SP1) và người nghe (SP2) luân phiên thực hiện
o    Là “đơn vị tối thiểu của giao tiếp bằng ngôn ngữ” (Searle), nằm trong những “cặp kế cận”
o    Đòi hỏi đích, niềm tin, kế hoạch và hành động
b) Đích ở lời: Đích của hành động ở lời, được thỏa mãn khi đạt hiệu quả ở lời
c) Hiệu quả ở lời (hiệu lực ở lời, lực ở lời)
o    Là tác động hầu như tức thì buộc vai nói phải hồi đáp lại đối với hành động ở lời của người phát ngôn
o    Là thành phần nội dung liên cá nhân của của phát ngôn chứa hành động ở lời
o    Thể hiện qua sự hồi đáp của người tiếp nhận hành động ở lời
Lưu ý: Nghĩa thực sự của phát ngôn là sự tổ hợp giữa nội dung mệnh đề (kí hiệu: p) và lực ở lời (kí hiệu F). 
3.2. Biểu thức ngữ vi
a) Phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời và biểu thức ngữ vi
o    Phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời: Là những dấu hiệu cho biết phát ngôn đó do hành động ở lời nào tạo ra, có hiệu lực F gì
o    Biểu thức ngữ vi: Thể thức nói năng cốt lõi do các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời kết hợp với nội dung mệnh đề đặc trưng cho một hành vi ở lời nào đó.
o    Hai phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc biệt
·          Quan hệ cấu trúc ngữ nghĩa giữa các thành tố tạo nên nội dung mệnh đề
·          Động từ ngữ vi
b) Động từ ngữ vi
o    Là động từ được sử dụng ở chức năng ngữ vi (biểu thị hành động ở lời)
o    Khi nói ra, người nói thực hiện ngay cái hành động ở lời mà động từ đó biểu thị.
o    Thuộc loại động từ nói năng
o    Cách sử dụng: Ngôi thứ nhất, số ít, thời hiện tại; Không có dấu hiệu tình thái đi kèm
Ví dụ: So sánh cách dùng từ “hứa” ở 4 trường hợp sau
(1) Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến.
(2) Anh ta hứa với tôi là ngày mai anh ta sẽ đến.
(3) Tôi đã hứa là ngày mai tôi sẽ đến.
(4) Tôi hứa mãi với anh rồi,  ngày mai tôi sẽ đến!
Trường hợp (1): hành động ở lời là hứa, còn (2,3,4), hành động ở lời đều là kể. Riêng (4) còn có yếu tố tình thái.
Do đó chỉ có hứa ở (1) có chức năng ngữ vi, được dùng để diễn đạt chính hành động hứa
Lưu ý: Quan hệ giữa động từ ngữ vi với động từ miêu tả thông thường (động từ có chức năng miêu tả)
o    Một số động từ vừa có thể sử dụng ở chức năng miêu tả, vừa có thể được sử dụng ở chức năng ngữ vi (hỏi, hứa, xin, khuyên, kể, cảm ơn, xin phép…)
o    Một số động từ không thể sử dụng được với chức năng ngữ vi (hỏi han, xin xỏ, khuyên nhủ…)
o    Ngược lại, có những động từ chỉ có thể được sử dụng với chức năng ngữ vi  (đa tạ…)
c) Biểu thức ngữ vi tường minh và biểu thức ngữ vi nguyên cấp
o    Biểu thức ngữ vi tường minh: Biểu thức ngữ vi có chứa động từ ngữ vi
o    Biểu thức ngữ vi nguyên cấp (không tường minh): Biểu thức ngữ vi không chứa động từ ngữ vi
4. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời
4.1. Khái niệm
·          Muốn thực hiện một hành động nào đó, cần phải có điều kiện.
·          Điều kiện sử dụng hành động ở lời là điều kiện mà một hành động ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra đó
4.2. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời theo Austin (điều kiện may mắn)
Đó là những điều kiện được Austin gọi là “may mắn” để đảm bảo cho một hành động ở lời thành công
Ví dụ: (1) Tôi cam đoan trái đất tròn
  (2) Người chết sau một năm mới có thể trò chuyện với người sống
  Trường hợp (1): Nội dung miêu tả (p) đúng nhưng hành động “cam đoan” (F) không thành công, vì không ai lại đi cam đoan đối với một tri thức đã quá hiển nhiên đối với mọi người;
Trường hợp (2): Nội dung miêu tả (p) sai logic. Nhưng hành động “thông báo” (F) của (2) vẫn thành công, vì “may mắn” là người nói tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia…
4.3. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời theo Searle (điều kiện thỏa mãn)
Searle đã điều chỉnh và bổ sung vào những điều kiện may mắn của Astin và gọi đó là những điều kiện sử dụng, hay điều kiện thỏa mãn các hành động ở lời, gồm bốn điều kiện:
(a)    Điều kiện nội dung mệnh đề: Điều kiện chỉ ra nội dung của hành động ở lời
(b)   Điều kiện chuẩn bị: Những hiểu biết của người nói về của người nghe (về năng lực, lợi ích, ý định, trách nhiệm… của người nghe) và về quan hệ giữa người nói với người nghe
(c)    Điều kiện tâm lí (điều kiện chân thành): Trạng thái tâm lí tương ứng của người nói, thích hợp với hành động ở lời mà người mình đưa ra.
(d)   Điều kiện căn bản: Kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành động ở lời đó được phát ra.
Ví dụ: Hành động “hứa” (Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến)
·             NDMĐ: Hành động A trong tương lai của người nói
·             Ch.bị: A có lợi cho người nghe; Người nói tin rằng có thể thực hiện được A; Người nghe mong muốn A được thực hiện.
·             TL: Người nói chân thành mong muốn thực hiện A
·             CB: Nhằm dẫn đến việc người nói thực hiện A
5. Phân loại các hành động ở lời (theo Searle)
a) Căn cứ phân loại: 3 tiêu chí
·          Đích ở lời (điều kiện căn bản)
·          Trạng thái tâm lí
·          Nội dung mệnh đề
b) Kết quả phân loại: 5 phạm trù lớn
·          Trình bày (biểu hiện/miêu tả/xác tín): Gồm kể, tự sự, miêu tả, trần thuật, tường thuật, báo cáo, thuyết minh…; khoe, phân tích, tổng kết, kết luận, quy nạp, tóm tắt, dẫn, nhắc…
·          Điều khiển: Gồm ra lệnh, sai, sai khiến, yêu cầu, đề nghị, xin phép, hỏi, khuyên v.v…
·          Cam kết: Gồm hứa, cam đoan, cam kết, đảm bảo, thỏa thuận…
·          Biểu cảm: Gồm than, than thở, cảm ơn, xin lỗi, khen, chê…
·          Tuyên bố: Gồm tuyên bố, tuyên án, buộc tội
6. Hành động ở lời và giao tiếp
·          Hành động ở lời, ngoài tác động đối với mối quan hệ giữa người nói và người nghe, còn có tác động đối với chính cuộc giao tiếp và chính diễn ngôn diễn đạt hành động ở lời
·          Hành động ở lời là đơn vị nhỏ nhất của hội thoại
7. Hành động ở lời gián tiếp: Hành động ở lời được sử dụng một cách “không chân thực”, nhằm đạt đích của một hành động ở lời khác

1 nhận xét:

Vương nói...

Đọc xong bài này vs hiểu thêm được rất nhiều. Cảm ơn.


p/s: Thông tin khuyen mai Viettel luôn được cập nhật,
Viettel khuyen mai thang 9 siêu khủng.