BÀN TIẾP VỀ 2 CÂU CA DAO:
"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon".
Sau này, tình cờ cô bạn học cùng lớp có nhắn tin rằng: "E thích 2 câu này hơn, anh ráp vào thử xem có hợp không nhé!" Nguyên văn của nó là:
"Mai này sinh những đứa con
Giàu sang phú quý nghĩa tình thâm sâu"
Đọc 2 câu này xong, tôi đã mạn phép hỏi ý kiến và muốn đổi một số từ trong 2 câu này cho "dễ đọc". Cụ thể là:
"Mai này sinh một đàn con
Giàu sang, phú quý vuông tròn tình xưa"
Cô này thì cô ấy chưa đồng tình lắm, cứ phân vân chỗ là "đàn" con hay "những đứa con" và cho rằng không nên dùng "vuông tròn" vì biết tình xưa "tròn" hay "méo". Nghe thấy cũng có lý lắm!
Thế nhưng, trong sâu thẳm trái tim mình, từ gốc gác 1 đứa trẻ nông thôn trong gia đình đông anh em, tôi vẫn thích 1 đàn con hơn. Bây giờ nuôi con khó thật đó, nhưng 2 đứa thì có vẻ "ít" thật. Cứ quan niệm như ông bà ta "trời sinh voi, trời sinh cỏ", cứ thế lớn lên, học hành rồi làm người theo ý mà chúng muốn (hay nói đúng là theo "quy luật tự nhiên" mà phương Tây hay áp dụng trong giáo dục). Nhìn bọn trẻ lớn lên, đứa lớn chỉ đứa nhỏ học, đút cho đứa nhỏ ăn... cảm giác người làm cha, làm mẹ thật hạnh phúc siết bao.
Còn nữa, phân vân về vấn đề "tròn - méo" cũng có lý lắm! Ngày xưa biết "tròn" hay "méo" mà bây giờ lại mong "vuông - tròn"? Thôi thì ngày xưa có "tròn" hay "méo" thì cũng đã qua đi. Con cái lớn lên, những cái cũ cũng nên bỏ qua cho nhau chứ nghĩ về cái không tốt ngày xưa thì còn gì để nói nữa. "Vuông - tròn" ở đây còn mang ý nghĩa trời và đất (trích trong sự tích "Bánh chưng - bánh giầy") và biểu hiện phân biệt "giới tính" nữa. Vừa tượng trưng cho sự hài hòa của tình yêu, sự hài hòa của trời đất và giới tính thì còn chi bằng?
Đó là suy diễn chủ quan, đôi khi chẳng theo một quy luật nào mà chỉ trên cơ sở của một người học Văn, yêu Văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét