THỬ BÀN VỀ 2 CÂU CA DAO:
"Râu tôm nấu với
ruột bầu
Chồng chan, vợ húp
gật đầu khen ngon".
Theo chương
trình văn học có dẫn chứng 2 câu ca dao trên và giải thích ý nghĩa: thể hiện
được sự êm ấm trong một gia đình, niềm hạnh phúc mà đôi vợ chồng có được không
từ vật chất mà ra. Chỉ là râu tôm và ruột bầu (những thứ mà người ta hay bỏ đi)
nấu với nhau mà họ ăn vẫn ngon! Điều ấy chứng minh rằng hạnh phúc là do chúng
ta cảm nhận không phải do vật chất!..... (Nói chung giải thích thì có thể văn
hoa hơn nhưng tựu lại thì nội dung cũng k có thay đổi là mấy).
Hôm nay, tự
dưng lên mạng gõ "Râu tôm nấu với ruột bầu" thì lập tức xuất hiện
trên Google tìm kiếm câu thơ sau là "Chồng chê vợ úp lên đầu cái
xoong" từ một số trang facebook, blog, yume,... cá nhân. Đọc thấy cũng kha
khá vần nên bất chợt nãy ra ý định của bản thân về 2 câu thơ này.
Theo tôi,
những câu ca dao xưa thường chỉ vắn tắt về các câu thơ phía trước mà ít chú ý
đến phần phụ ở phía sau. Có thể dẫn chứng như:
"Trên đồng cạn,
dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy,
con trâu đi bừa"
Người ta sẽ
đặt ra câu hỏi ngay rằng: "Ai đi bừa cùng trâu nhỉ?" thì nguyên văn
sẽ trả lời rằng:
"Thằng Út còn
bận hái dưa
Cho nên thằng Cả đi
bừa cùng trâu".
Cũng có người
hài hước, có khiếu thơ văn hay "1 phút xuất thần", chột dạ ứng tác 2
câu thơ khác:
"May mà hôm ấy
trời mưa
Có chàng con rể đi
bừa cùng trâu"...
Có lẽ sẽ có
hàng trăm, hàng ngàn, hàng n "nhà thơ trẻ" ứng tác được các câu thơ
hay liên quan đến 2 câu ca dao này nên vấn đề này tôi k dám bàn tới. Đơn giản
vì người Việt Nam chúng ta tự bao đời đã thông thuộc lời ăn tiếng nói theo kiểu
văn vần, đặc biệt gắn bó sâu sắc với thể loại thơ "lục bát".
Trở lại với 2 câu ca dao ban
nãy:
"Râu tôm nấu với
ruột bầu
Chồng chan, vợ húp
gật đầu khen ngon".
Người ta cũng
sẽ đặt ngay ra câu hỏi: "Ủa, con cái đâu mà chỉ có vợ chồng"? Nếu trả
lời là họ chưa có con, thì rõ ràng là câu trả lời chưa thỏa đáng. Thế nên, bản
thân tự thấy mình cần tìm vài dòng thơ ráp vào cho thành 1 bài hoàn chỉnh.
Nhưng mà, chẳng hiểu sao khi "ứng tác" 2 câu thơ cuối, đọc cho có vần
thì như sau:
"Nhà thì có rất
đông con
Chồng chan, vợ húp
con còn chi ăn?"
Cái này vừa
có vẻ tiêu cực, vừa không đúng với thuần phong mỹ tục của dân tộc nên muốn các
bậc bề trên góp ý cho 2 câu thơ lục bát vừa hay, vừa gần gũi... để hoàn thiện
cái bài mà người "iu" thơ như tại hạ đương quan tâm....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét