Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Sự đối lập giữa phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Với tư cách là ngôn ngữ của tư duy lô-gic, phong cách KH đối lập với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Định nghĩa: phong cách KH là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học. Nói cụ thể hơn, đó là vai của nhà khoa học, người nghiên cứu, giáo viên, kỹ sư, sinh viên,… Tức là tất cả những ai tham gia vào công việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy, phổ biến khoa học.
Chức năng của ngôn ngữ được hiện thực hóa trong phong cách KH quy định sự tồn tại của những đặc trưng chung của phong cách này. Chức năng của phong cách KH là thông báo – chứng minh những quy luật đã được phát hiện ra bằng tư duy khoa học, mà tư duy khoa học là tư duy có tình chất khái quát – trừu tượng và được diễn đạt bằng những phán đoán, suy lí chính xác, lô-gic.
Phong cách KH phải đạt tính lô-gic nghiêm ngặt vì để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày, cách suy luận phải tuân theo những quy tắc chặt chẽ từ tư duy lô-gic đến hình thức tư duy lô-gic biện chứng. Tính lô-gic, đó là tính chất nhất quán trong sự phân bố tất cả các đơn vị của văn bản và là sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa của những đơn vị này. Tính chất nhất quán này chỉ có thể có ở những văn bản trong đó các kết luận được rút ra một cách hợp lí từ nội dung, nghĩa là các kết luận không gây ra mâu thuẫn, và những đoạn văn riêng lẻ tạo nên văn bản thì phản ánh đúng sự vận động của tư duy từ cái chung đến cái riêng hoặc ngược lại. Tính lô-gic của ngôn ngữ KH được phân biệt với tính lô-gic của ngôn ngữ nghệ thuật ở tính chất cực kì khắt khe của nó. Tư duy khoa học yêu cầu tính chứng mình và có lí do đầy đủ, nên lô-gic trong khoa học là lô-gic được chứng minh. Tư duy KH không chấp nhận một sự mâu thuẫn hay phi lô-gic nào. Tính lô-gic trong nghệ thuật là lô-gic hình tượng. Tức là ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng thiết lập mối quan hệ liên tưởng để gợi ra cho người đọc, người nghe những biểu tượng về thế giới khách quan mà con người đang nhận thức và chiếm lĩnh. Bởi vậy, lời nói nghệ thuật dường như chấp nhận cả tính mâu thuẫn và yếu tố phi lô-gic do sự sáng tạo chủ quan của tác giả chi phối.
Ví dụ:
“Sâu”


- Vực Mariana ở phía tây Thái Bình Dương dài khoảng 2500km và sâu 10.994m là nơi “sâu” nhất của trái đất.
- Ở ao chuôn nước “sâu” khoảng 1m nên thả 300 con (cá)
(Trích tạp chí khoa học)

Gì “sâu” bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sông một tiếng hò.
(Tố Hữu)
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Huy Cận)

Không có nhận xét nào: