Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

VẬN DỤNG KIẾN THỨC XÃ HỘI HỌC VỀ XÃ HỘI HOÁ CÁ NHÂN ĐỂ LÝ GIẢI HIỆN TUỢNG BẠO LỰC HỌC ĐUỜNG


I. Đặt vấn đề
II. Khái niệm     
2.1  Xét ở tâm lí học       
2.2 Xét từ góc độ văn hoá       
2.3 Xét từ góc độ giáo dục       
2.4 Xét về xã hội học       
III. Thực trạng       
3.1 Thế giới       
3.2 Việt Nam      
3.2.1 Học sinh với học sinh       
3.2.2 Giữa giáo viên với học sinh      
IV. Nguyên nhân       
4.1 Khách quan       
4.2 Chủ quan       
4.3 Tìm hiểu nguyên nhân ở góc độ xã hội học:       
4.3.1 Gia đình      
4.3.2 Nhà trường       
4.3.3 Nhóm thành viên       
4.3.4 Truyền thông đại chúng:       
V. HẬU QUẢ       
5.1 Với nạn nhân       
5.2 Người gây ra bạo lực     
VI. Giải pháp và kết luận      
6.1 Giải pháp      
6.2 Kết luận     
..................................................................................................................................................
I. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây bạo lực học đường là một trong những hiện tượng xã hội được dư luận quan tâm, và trở thành chủ đề nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận: luật học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học,…bởi tính chất nghiêm trọng của hiện tượng cũng như mức độ nguy hại của hiện tượng đối với bản thân trẻ, gia đình và xã hội.
Nếu như HIV là một trong những tệ nạn nhức nhối xã hội thì bạo lực học đường lại là vấn đề làm đau đầu nhiều người đặc biệt là những người trong ngành giáo dục hiện nay. Bạo lực học học đường không còn là chuyện nói xong để đó nữa mà nó đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các trường và luôn là chủ đề được bàn luận sôi nổi trong hầu hết các cuộc họp. Vậy thế nào là bạo lực học đường, bạo lực học đường sẻ để lại hậu quả gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
II. Khái niệm
Có nhiều khái niệm nhưng trong vấn đề nghiên cứu này nhóm chúng tôi nhất trí.
Bạo lực học đường là những hành  thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học
2.1  Xét ở tâm lí học
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.
2.2 Xét từ góc độ văn hoá
Bạo lực học đường là một hiện tượng phản văn hoá, thể hiện lối ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thường luật pháp, bỏ qua nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong xã hội, trong nhà trường.
2.3  Xét từ góc độ giáo dục
 Thì bạo lực học đường là sự phản ánh kết quả giáo dục không được như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn hoá.
2.4 Xét về xã hội học
Theo xã hội học bạo lực học đường là biểu hiện của quá trình xá hội hóa cá nhân không hoàn chỉnh trong đó xã hội hóa là quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện cho xã hội loài người. Đây là quá trình xã hội hóa cá nhân. Thông qua đó cá nhân sẻ có được tri thức, kinh nghiệm tư tưởng, cách thức suy nghĩ, hành động lề thoái ứng sử cho phù hợp với xã hội mình đang sống.
III. Thực trạng:
Bạo lực học đường hiện đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng theo chiều mũi tên đi lên diễn ra ở nhiều nơi và trở thành vấn nạn lớn của xã hội.
3.1 Thế giới:
    Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường . Trên thực tế , con số đó đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
 Cụ thể :
Australia:
Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm 2008.
 Pháp:
Năm 2000 Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố rằng 39 trong 75.000 vụ bạo lực học đường là “bạo lực nghiêm trọng” và 300 là “có bạo lực ở một số mức độ”.
 Nhật Bản:
Một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho thấy các học sinh tại các trường công có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007—52.756 trường hợp, tăng khoảng 8.000 so với năm trước đó. Trong tới 7.000 vụ, các giáo viên là đối tượng bị tấn côn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm Nam Phi
 Hoa Kỳ:
Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng
Dữ liệu mới nhất của Mỹ về tội phạm bạo lực trong đó các giáo viên là mục tiêu cho thấy 7% (10% tại các trường đô thị) giáo viên năm 2003 là đối tượng bị đe doạ bởi học sinh. 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể chất, với những tỷ lệ thấp hơn tại các trường ngoại ô và nông thôn. Các thành viên khác trong trường cũng có nguy cơ bị tấn công bạo lực, với các lái xe buýt trường học là những người dễ bị nguy cơ.
3.2  Việt Nam:
3.2.1 Học sinh với học sinh
Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thuong về mặt tinh thần con người thong qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
Chỉ cần thao tác rất nhanh trên google chúng ta sẽ tìm thấy hang loạt những clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh dánh nhau bằng giầy cao got, Ở Hà Nội, Tp HCM, Nghệ An…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
Gần đây nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra liên tục ở Việt Nam, kể cả nữ giới, điều này đã làm mất đi cái nết của nhà trường. Nhà trường và phụ huynh học sinh vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình hình. Nhiều phụ huynh học sinh phải gắng nhịn vì không muốn con mình bị trả thù, có một số học sinh cũng không dám kể với ai khi bị bạn đánh vì sợ sẽ bị đánh nhiều hơn. Nhà trường cũng không thể làm gì được, không thể đuổi học vì chính sách nhà nước là chính sách nhà nước là chống mù chữ, nên khi biết học sinh giang hồ còn gây ra thêm nhiều vụ ẩu đả.
3.2.2 Giữa giáo viên với học sinh
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
- Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…(trích dẫn BCATPHCM số 2056. thứ ba 1-3-2011 về việc cô giáo bộ môn hóa trường THPT Tôn Đức Thắng Lý Thị Thu Sương bị em Nguyễn Như Thành đánh gãy sống mũi)
Những số liệu biết nói:
Theo thống kê của bộ GDDT, từ năm học 2009 – 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Tình trạnh này có su hướng xảy ra ngày một nhiều và đang trở thành một vấn nạn trong xã hội. Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã họi (Bộ Công an) Phạm Thành Đàn cho biết, từ năm 2003 đến nay, trung bình mỗi năm, xảy ra khoảng 10.000 vụ phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên. Tỷ lệ học sinh, sinh viên và thanh niên phạm tội chiếm ¼  tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên toàn quốc.
Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 học sinh. Tính bình quân, cứ 11.111 học sinh thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì đánh nhau. Các vụ việc học sinh đánh nhẫuyr ra nhiều hơn cả là ở khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đồng thời hiện tượng này thường thấy ở học sinh cuối cấp THCS và các lớp của cấp THPT.
Theo www.ktdt.com.vn Những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng trong tháng 3/2010
1. Ngày 3/3, diễn ra vụ Phạm Tường Vi đánh Nguyễn Quỳnh Anh cùng học lớp 10A13, Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.
2. Ngày 13/3, trong giờ giải lao, học sinh Un Giang San mâu thuẫn với Lê Viết Lợi, học sinh lớp 8A3, Trường THCS Nguyễn Văn Linh (Gia Lai) đã lôi kéo 2 bạn đánh Lê Viết Lợi.
3. Ngày 16/3, một vụ hỗn chiến bằng hung khí giữa học sinh Trường THCS Sông Hương và THCS Cù Chính Lan tại khu vực Công viên Thanh Quảng, TP Thanh Hoá
4. Trưa 17/3, em Nguyễn Minh Tú học lớp 11D6, Trường Dân lập Victoria Hoàng Diệu, Hà Nội ngồi trong quán nước gần khu vực cổng trường bất ngờ bị 2 thanh niên nghi là học sinh cùng trường dùng dao tấn công khiến Tú bị thương.
5. Vụ học sinh Nguyễn Cẩm Ly, lớp 10, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội đánh bạn Phạm Thanh Giang cùng trường được đưa lên mạng ngày 21/3
IV. Nguyên nhân
4.1 Khách quan
* Sự tác động của nền kinh tế thị trường dẫn đến những quan niệm lệch lạc về tình bạn, tình yêu, đạo đức lối sống của giới.
* Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức những giải pháp chưa thiết thực không đồng bộ, không triệt để.
* Gia đình: Sự giáo dục chưa đúng đắn thiếu quan tâm đến con cái bạo lực gia đình, tình trạng ly hôn.
4.2 Chủ quan
Do lứa tuổi vị thành niên tâm sinh lý đang thay đổi chưa ổn định,khó tự chủ, có xu hướng chống đối thích thể hiện bản thân khẳng định mình đã lớn. 
4.3 Tìm hiểu nguyên nhân ở góc độ xã hội học
Mỗi con người sinh ra khi muốn hoàn thiện phải đặt mình trong các mối quan hệ xã hội. Xã hội hóa là nơi các cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác của mình nhằm mục tái tạo thu nhận kinh nghiệm xã hội. Dù có bản chất và tiền dề tự nhiên phù hợp, con người có thể trở thành một nhân cách không hoàn thiện nếu không được đặt trong môi trường không thuận lợi. Vì vậy theo xã hội học tình trạng bạo lực học đường thường diễn ra ở độ tuổi 13-18 đang trong quá trình biến đổi mạnh, chịu tác động mạnh từ các mối quan hệ như:
4.3.1 Gia đình
Gia đình là môi trừng xã hội hóa quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân, bởi hầu hết các cá nhân đều sinh ra và lớn lên bên trong gia đình. Mỗi cá nhân sống trong gia đình sẽ chịu những ảnh hưởng rất lớn bởi lối sống của gia đình đó. Chính vì thế, mà gia đình có vai trò quyết định lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Gia đình là một tiểu văn hóa là một tế bào của xã hội, cá nhân sẽ tiếp nhận những kinh nghiệm sống các quy tắc ứng sử các giá trị chuẩn mực để ứng sử trong xã hội.”
Hiện nay với việc phát triển của nền kinh tế thị trường các kiểu  gia đình truyền thống đang dần bị mất đi và thay vào đó là lối sống hiện đại, thực dụng.
Để thích nghi với những thay đổi của xã hội các bậc cha mẹ phải rành nhiều thời gian cho công việc hơn, điều đó đồng nghĩa với việc dành ít thời gian cho con cái. Cha mẹ không còn thời gian để tâm sự, quan tâm con cái mà thay vào đó là những khoản tiền để con tự do tiêu xài. Và họ cho rằng đó là cách chăm sóc và quan tâm tốt nhất đối với con. Chính sự quan tâm kểu như vậy đã khiến trẻ cảm thấy cô dơn và bị bỏ rơi nghĩ rằng cha mẹ không yêu thương mình đây cũng là một trong những nguyên nhân chúng tham gia vào những vụ bạo lực nhằm mục đích để mọi người quan tâm mình nhiều hơn.
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra khi bố mẹ không quan tâm đến con cái mà những vụ bạo lực trong gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
Những đối tượng liên quan đến bạo lực học đường hầu hết sinh ra và lớn lên trong những gia đình có khiếm khuyết như là mồ côi, cha mẹ ly hôn và những gia đình có xung đột, khi chứng kiến những xung đột bạo hành của cha mẹ, thì chúng bị ảnh hưởng. Vì thế khi gặp một tình huống rắc rối chúng sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Mặt khác nhiều cha mẹ đi làm bị stress về nhà quát tháo đánh đập con. Bố mẹ giải quyết bằng bạo lực sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ
Việc bố mẹ quá nuông chiều con cái tạo tâm lý cho trẻ mình là số một bắt mọi người phải phục tùng.
Theo khảo sát từ báo pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng không tốt từ gia đình chiếm 63%, trong đó không quan tâm 46%, nêu gương xấu 4%, nuông chiều 9%, tạo chấn thương tâm lý 4%.
4.3.2 Nhà trường
Nhà trường cũng là một trong những nguyên  nhân dẫn tới bạo lực học đường.
Hiện nay còn có một số cán bộ làm công tác quản lý giáo dục,đoàn hội,chủ nhiệm lớp…còn giấu giếm chuyện xảy ra ở trường lớp mình,họ cho rằng đó chỉ là sự xô xát trong lớp chứ không đến mức gọi là bạo lực nên chỉ sử phạt qua loa nhẹ nhàng,có nhiều học sinh chứng kiến bạo lực nhưng không dám tố giác,hay không dám chống lại hoặc phản ánh tố cáo mà đã có tâm lý làm theo sự trả thù
Nhà trường không thể nắm bắt tất cả những vụ đánh nhau bên ngoài trường,nếu có ý định xử lý đuổi học thì nhà trường chỉ áp dụng nếu ki học sinh đó vi phạm quá nhiều lần và có hệ thống   
Thực tế nhà trường hiện nay chú ý chú trọng công tác dạy chữ cho học sinh hơn là dạy làm người.thừa chữ mà thiếu nghĩa.
giáo viên dạy theo giờ hành chính ít quan tâm đến suy nghĩ của học sinh một bộ phận nhỏ giáo viên chưa gương mẫu, có những hành vi xấu xâm hại đến lợi ích của học sinh. Làm mất phương hướng hình thành trong đầu các em suy nghĩ không biết sao này mình sẽ là người như thế nào
4.3.3 Nhóm thành viên
Nhóm thành viên là các nhóm tập hợp các thành viên có thể là một tập hợp học sinh, sinh viên, tập thể lao động, nhóm cùng sở thích, hoàn cảnh gia đình…
Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng thích nghe bạn hơn cha mẹ, thầy cô nên dễ bị rủ rê lôi kéo. Các nhóm bạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cá nhân thu nhận các kinh nghiệm, giá trị theo con đường chính thống và không chính thống. Nếu trong nhóm bạn có nhận thức tiêu cực thì sẽ có “đồng minh” được cổ vũ để tiến tới bạo lực học đường.
Ví dụ: nếu một bạn trong nhóm chơi bị xúc phạm thì nhóm bạn chơi cùng sẽ đứng ra bảo vệ, hay sử lý dùm.
 Các học sinh tham gia vào cac nhóm thanh viên do thiếu sự quan tâm của bố mẹ, tình trạng không tốt trong hôn nhân của các bậc phụ huynh như: ly hôn hoặc ly thân, bố mẹ ngoại tình… Khiến các em tự ty chán nản bỏ bê việc học tập,và các em tham gia vào nhóm để tìm sự chia sẻ. Các em thấy thích thú khi tham gia các hoạt động của nhóm và được khẳng định mình làm theo những gì các em nghĩ.
Thành viên của các nhóm thường là học sinh cá biệt như: Lười học, ham chơi, đua đòi, con nhà giàu được bố mẹ nuông chiều quản lý lỏng lẻo…
  4.3.4 Truyền thông đại chúng
Sự phát triển kinh tế xã hội giúp trẻ tiếp cận dễ dàng các phương tiện thông tin đại chúng nên dễ bị ảnh hưởng bởi luồng tư tương tiêu cực và những hành bạo lực của con người. Các phương tiện truyền thông bao gồm báo in, phát thanh truyền hình, internet…
Hiện nay, các điểm truy cập internet mọc lên khắp nơi ngay cả trong gia đình cũng nối mạng. Đây chính là con dao hai lưỡi, ngoài những nguồn thong tin boor ích, giá trị lành mạnh mặt khác nó còn du nhập các yếu tố tiêu cực như thong tin đồi trụy, những nguồn văn hóa phẩm đồi trụy, trang web đen, những trò cơi giải trí có sức cám dỗ quá lớn như game online. Thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi những trò chơi bạo lực trong game. Các em đưa “kỹ năng” chiến đấu của mình trong các trò chơi ra ứng dụng trong đời thường. Những trò bạo lực này phá hủy tâm hồn và nhân cách của trẻ khiến các em thành con người ham chơi, hư hỏng, có tâm hồn vô cảm…
Khoa học công nghệ phát triển được áp dụng trong giáo dục cho nên việc giáo dục các lễ nghi, phong tục truyền thống ngày càng kém hiệu quả, truyền thông điện tử được xem là phụ huynh thứ 3.
Thông qua truyền hình nhân cách của học sinh cũng dần được hình thành, dưới nhiều góc độ phản ánh khác nhau của xã hội mà cách tiếp nhận của học sinh đôi khi có thiên hướng lệch lạc. Hầu hết, chúng đều muốn học theo những hiện tượng bất thường được phản ánh trong cuộc sống nhằm chứng tỏ bản thân trước bạn bè…
Một dngj truyền thong khác có hại cho giới trẻ đó là sách báo, kích động. Quyền tự do phát biểu bởi sách báo ở một số quốc gia đã được sử dụng để lôi kéo độc giả, loại báo báo chí này có khuynh hướng thực hiện quyền tự do phát biểu mà không có ý thức và trách nhiệm nào cả. Một loại sách báo khác có thể nắm được độc giả thiếu nhi một cách cụ thể là truyện tranh. Loại truyện này có một nội dung bạo lực, giết người, đánh lộn và các hành vi độc ác khác, các loại tình tiết này chiếm phần lớn nội dung truyện.
V HẬU QUẢ
5.1 Với nạn nhân
• Tổn thương về thể xác và tinh thần: khi bị đánh nhẹ thì bị tray xước, tổn thương về thân thể, nặng có thể để lại thương tật hoặc tử vong. Có tâm trạng lo sợ, hoang mang, mất niềm tin vào cuộc sống, nặng hơn là có thể bị trầm cảm.
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
5.2 Người gây ra bạo lực
• Con người phát triển không toàn diện: mất dần nhân cách phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này: bạo lực rất gần với tội phạm nếu không được ngăn chặn.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội: dở dang việc học tập, phá hỏng ước mơ trên trang giấy trắng, không có tương lai trở thành một bộ phận bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét…
VI. Giải pháp và kết luận
6.1  Giải Pháp
 Theo http://phapluat.vn. có các giải pháp cấp thiết xóa bỏ bạo lực học đường
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
 Đề xuất giải pháp:
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do ý chính ta tạo nên  thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi  nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.không có tình thương
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân - thiện - mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6.2 Kết luận
Bạo lực học đường là một vấn nạn của xã hội,nổi lo của nghành giáo dục và gia đình.
Các em khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhận thức còn non nớt do đó không nên đổ hết lỗi và trách móc các em, phải có một cái nhìn đúng đắn một phần lỗi không nhỏ thuộc về phía gia đình ,nhà trường và xã hội.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Mọi người hãy chung tay để xóa bỏ bạo lực học đường!

Không có nhận xét nào: