Câu 10: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu
lực pháp lý mạnh mẽ? Ý nghĩa của việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay?
Trả lời:
1. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có
hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
a. Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến
Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một
nhà nước hợp hiến. Vì vậy sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh
đó thay mặt Chính phủ lâm thời đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố với quốc dân
đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính
phủ lâm thời có địa vị hợp pháp, tổng tuyển cử bầu ra quốc hội rồi từ đó lập
chính phủ và các cơ quan nhà nước mới.
Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức
“Tổng tuyển cử” với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập uỷ ban dự thảo Hiến
pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội
nhất trí bầu làm chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là chính phủ hợp
hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải
quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.
b. Hoạt động quản lí Nhà nước bằng Hiến pháp, Pháp luật và
chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước
quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong
thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với
nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể
chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo
việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của Hồ Chí Minh. Là người
sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ, có công lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập
pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà
nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ chế đảm
bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành của
các cơ quan nhà nước và của nhân dân. “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.
Sức mạnh là do con người và vì con người, vì vậy, Hồ Chớ Minh yêu cầu mọi người
phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào.
Công tác giáo dục luật cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ cực kỳ quan
trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý, đảm bảo
quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống.
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài
- Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức
Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ được Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm và được đề cao. Người yêu cầu đội ngũ này vừa có đức vừa có tài, trong
đó đức là gốc; Người coi cán bộ nói chung "là cái gốc của mọi công
việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
không", đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả.
- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức:
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Hăng hái, thành thạo trong công việc, giỏi chuyên môn,
nghiệp vụ.
+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám
quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn,
"thắng không kiêu, bại không nản".
+ Phải thường xuyên phê bình và tự phê bình, luôn luôn có ý
thức và hành động vì sựu lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà
nước, Người ký sắc lệnh ban hành “Quy chế công chức”. Công chức theo chế độ
chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc
hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện, bao gồm 6 môn thi: chính
trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm
nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ ... của tư tưởng
Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho Pháp quyền Việt Nam.
2. Ý nghĩa của việc
xây dựng Nhà nước Pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện nhiệm
vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước đó được xây dựng trên nền tảng
lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những điều kiện thực tế hiện nay
của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri
thức, thời kỳ mở cửa, hội nhấp quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét