Câu 11: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới ở
nước ta? Liên hệ đến việc xây dựng văn hóa Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
1. Phân tích quan điểm
Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới ở nước ta
Ngay sau khi nước Việt
Nam dân chủ Cộng hòa ra đời (1945), Hồ Chí Minh đã bắt tay vào xây dựng một nền
văn hóa mới. Năm 1948, Đảng tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc và chủ trương
xóa bỏ nền văn hóa nô dịch, ngu dân của thực dân Pháp, xây dựng một nền văn hóa
mới với phương châm: “dân tộc – khoa học – đại chúng”. Trong những năm 1948 –
1950, Đảng và Nhà nước mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cải
cách giáo dục nhằm loại trừ những yếu tố của nền giáo dục cũ, xậy dựng một nền
văn hóa – giáo dục dân chủ nhân dân. Nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ
mới. Miến Bắc đang trong thời kỳ quá độ đi lên XHCN nên nền văn hóa được
xây dựng là nên văn hóa XHCN.
- Trong thời kỳ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tính chất của nền văn hóa thể hiện ở 3 yếu tố:
+ Tính dân tộc của tư
tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong việc khẳng định và phát huy những giá trị văn
hóa vốn đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là cơ sở để phân
biệt nền văn hóa của chúng ta với bất kì một nền văn hóa của dân tộc nào khác
trên thế giới. Phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc
như chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự lực, tự chủ, tự cường,…
của dân tộc sẽ là cơ sở cho nền văn hóa của chúng ta tiến lên ngang bằng với
những nền văn hóa khác trên thế giới. Chúng ta đồng thời cũng phải tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại và áp dụng nó một cách có hiệu quả trong từng thời
kỳ, trong từng giai đoạn lịch sử sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
+ Tính khoa học thể hiện
ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Chúng ta
bước vào thời kỳ xây dựng nền văn hóa mới trong sự chống phá của các thế lực
thù địch, của chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan,… nên việc học tập,
truyền bá tư tưởng triết học Mác – xít là vô cùng quan trọng. Có như vậy chúng
ta mới không lâm mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+ Tinh đại chúng thể
hiện ở đối tượng phục vụ của nền văn hóa. Nền văn hóa dân tộc dân tộc dân chủ
nhân dân là nền văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân và do nhân dân xây
dựng nên.
- Trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, nền văn hoá thể hiện:
+ Nội dung XHCN: tiên
tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ Tính dân tộc của nền
văn hoá là giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của
dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
2. Liên hệ đến việc xây
dựng văn hóa Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ hàng đầu trong
quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những
nội dung sau:
- Có tinh thần yêu nước,
tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa
đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự
nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể,
đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh,
nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép
nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh
thái.
- Lao động chăm chỉ với
lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản
thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập,
nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Bảo tồn và phát huy các
di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền
văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Phải nhận thức
giao lưu, hội nhập và một xu thế tất yếu khách quan hiện nay, nhưng chứa đựng
trong đó cả mặt tích cực và tiêu cực. Mở rộng giao lưu, hội nhập trên cơ sở lấy
bản sắc dân tộc làm nền tảng. Cần nhìn nhận văn hóa trong mối quan hệ với phát
triển.
Phải đấu tranh chống sự
xâm nhập của những yếu tố phản văn hóa. Chống khuynh hướng hòa tan giá trị, áp
đặt giá trị văn hóa ngoại lai, từng bước hủy hoại nhân cách con người, đầu độc
nhân dân, trước hết là lớp trẻ.
Xây dựng một nền văn hóa
tiển bộ, nhằm biền Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một
quốc gia giàu mạnh, phú cường là một công việc lâu dài và phức tạp, cần những
phương pháp có tính chất định hướng lâu dài. Công việc đó đòi hỏi sự quyết tâm
của cả cộng đồng, dân tộc, song trước hết phải bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia
đình với tư cách là một tế bào của xã hội. Chúng ta cùng chung tay góp sức để
xây dựng nên một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét