Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp
dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kì
lịch sử cho đến ngày nay.
Văn học dân gian gồm 3 đặc trưng cơ bản
1. Tính nguyên hợp của văn học dân
gian :
-
Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức
khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học
dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của
văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên
thuỷ, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong
các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn
hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại
bộ phận nhân dân, tác giả văn học dân gian, không có điều kiện tham gia vào các
lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức,
tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ thuật không
chuyên.
-Về
loại hình nghệ thuật:
Tính
nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là
nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật
khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình
thành. Một baì dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà còn có
nhạc, điệu bộ, lề lối hát,...
-
Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba
dạng tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), tồn taị
cố định (tồn taị bằng văn tự), tồn taị hiện (tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn
tại bằng diễn xướng là dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận
khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà
trường. Trở lại vấn đề, chính trong biểu diễn, các phương tiện nghệ thuật của
tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả
thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp nầy một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một
mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.
Văn
học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là
tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá
nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn
học dân gian.
Tính
tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở
chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu
hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng
sáng tạo tác phẩm.
Quan
hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập
thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốn giúp nghệ nhân dân gian
ứng tác (sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng,
một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp
những đơn vị làm giàu cho truyền thống.
-
Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác
của văn học dân gian như : tính khả biến (gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm), tính truyền
miệng, tính vô danh.
Văn
học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân
dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác
phẩm văn học dân gian có tính ích dụng. bài hát ru gắn với việc ru con ngủ- một
hình thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể
thiếu lời ru. Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín
ngưỡng, lễ hội,... Từ đặc trưng nầy mà văn học dân gian có tính đa chức năng,
trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét