Thần thoại là gì?
Thần thoại theo
Mác nói đó là vẻ đẹp “một đi không trở lại” của loài người khi xã hội nguyên
thủy kết thúc. Sự thực thì trên thế giới, bất cứ dân tộc nào cũng có thần
thoại.
Thần thoại là hình
thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu
vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp
xúc với thiên nhiên kỳ vỹ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên
bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra các hiện tượng xung quang mình những hình
ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao,
những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần
thoại.
Gồm 3 bản chất:
-
Thần thoại là một
hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở
những tiền đề nhận thức sau: Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan
niệm tô – tem, quan niệm vạn vật tương lai,…
Người
nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trìu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể
do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.
Người
nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật. Bởi vì tư duy nguyên thủy chưa
phát triển năng lực phân biệt, người
nguyên thủy chưa phân biệt được cái chủ quan và cái khách quan, vật chất và
tinh thần,…
-
Những đặc điểm tư
duy trên tạo thành khối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại thể hiện cụ thể
thành những quan niệm và truyện kể về thần thoại.
-
Người xưa tin vào
các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền với việc diễn xướng
thần thoại với các nghi lễ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét