KỊCH
BẢN VĂN HỌC.
-----------------------------------------------------
1. Kịch bản văn học và
nghệ thuật sân khấu.
Không nên đồng nhất kịch
và kịch bản văn học. Nói đến kịch là nói đến một loại hình của nghệ thuật sân
khấu mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động của diễn viên, đạo diễn,
hóa trang, ánh sáng, âm thanh... Kịch bản văn học chỉ là một yếu tố, dù đó có
thể là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của kịch
Là một trong 3 loại
chính của văn học, kịch bản trước hết tự nó phải là một tác phẩm hoàn
chỉnh và độc lập, thể hiện đầy đủ những đặc điểm của một tác phẩm văn
học. Tuy nhiên, kịch bản văn học được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu
trước một tập thể khán giả trong một thời gian nhất định nên nghệ thuật sân
khấu qui định hết sức chặt chẽ quá trình sáng tác kịch bản văn học của nhà văn.
Sự qui định đó có thể được thể hiện ở nhiều mặt. Trước hết là về dung lượng
phản ánh của kịch bản văn học. Nhà văn không thể xây dựng kịch bản với một thời
gian quá dài với nhiều nhân vật qua những không gian rộng lớn như trong tiểu
thuyết. Ngoài ra, nhân vật còn phải "sân khấu hóa" tất cả những gì
được miêu tả. Những sự kiện, diễn biến của cốt truyện phải được xây dựng thế
nào cho phù hợp với việc thể hiện một cách trực tiếp trên sân khấu thông qua
hành động, ngôn ngữ của diễn viên. Như vậy, có thể nói, kịch bản là một tác
phẩm văn học hoàn chỉnh nhưng đồng thời gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật
sân khấu. Chính nghệ thuật này đã qui định những đặc điểm của kịch bản văn học.
2. Xung đột kịch.
Kịch bắt đầu từ xung
đột. "Xung đột là cơ sở của kịch" (Pha đê ép). Hiểu theo nghĩa hẹp,
xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triển cao nhất sự mâu thuẫn của
hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí
cụ thể được thể hiện trong mỗi màn, mỗi hồi kịch. Có thể có rất nhiều loại xung
đột khác nhau. Có xung đột biểu hiện của sự đè nén, giằng co, chống đối giữa
các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua sự đấu tranh nội tâm của một nhân
vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí lẽ để thuyết phục đối phương
giữa hai lực lượng...Do tính chất sân khấu qui định cho nên trong khi phản ánh
hiện thực, tác giả kịch bản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống
đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay
cách khác. Vì vậy, có thể nói, xung đột là đặc điểm cơ bản của kịch.
Hégel cho rằng " tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên
cảu nghệ thuật kịch".
Xung đột kịch cần phải
phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn
mang tính lịch sử cụ thể. Ơí những thời đại khác nhau có những xung đột khác
nhau. Ở thời cổ đại, đó là sự xung đột giữa thế giới quan thần linh, tư
tưởng định mệnh với khát vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của con
người. Trong xã hội nô lệ, đó là xung đột giữa những người nô lệ muốn đấu tranh
giành lại tự do với bọn chủ nô. Trong xã hội phong kiến, đó là xung đột giữa
một bên là uy quyền của vua chúa, quan lại với người dân bị áp bức và đòi được
giải phóng. Trong thời kì hiện đại, các xung đột thưòng xoay quanh những vấn đề
cách mạng và phản cách mạng, cái thiện, cái ác, cái mới, cái cũ, cái tốt, cái
xấu...
Xung đột kịch do tính
chất sân khấu qui định đồng thời xung đột làm cho kịch có tính sân khấu. Sức
hấp dẫn của một vở kịch là ở chỗ nhà văn phải phát hiện, nêu ra và giải quyết
các xung đột lớn nhỏ trong vở kịch. Các yếu tố khác của kịch phải góp phần tô
đậm xung đột và dẫn đến một kết cục sâu sắc, gần gũi với những vấn đề của cuộc
sống
3. Hành động kịch.
Xung đột kịch được triển
khai thông qua các hành động. Hành động là cơ sở của tác phẩm kịch. Hành
động là những hoạt động bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, quan hệ...của con
người trong cuộc sống xung quanh. Trong kịch, hành động được thể hiện qua suy
nghĩ của nhân vật, qua hành vi, động tác, ngôn ngữ của họ.
Trong mỗi vở kịch, mỗi
diễn viên sẽ có một hệ thống hành động chính gọi là hành động xuyên nhằm thể
hiện tư tưởng trọng tâm của nhân vật. Trong Roméo và Juliette của
Shakespeare tất cả những động tác, cử chỉ, lời nói của hai nhân vật luôn
gắn liền với ý thức bảo vệ và hy sinh cho tình yêu. Qua hàng loạt các hành động
của các tính cách, các xung đột của vở kịch được bộc lộ.
4. Nhân vật kịch.
Một vở kịch được diễn
trên sân khấu, chỉ có nhân vật đi lại, nói năng, hoạt động. Trong kịch bản văn
học, ngoài nhân vật, còn có những lời chỉ dẫn về cảnh vật, con người thường
được in nghiêng được tác giả viết nhằm gợi ý cho sự dàn dựng của nhà đạo diễn
chứ không phải cho người xem. Vì vậy, có thể nói trên sân khấu chỉ có nhân vật
hành động. Tất cả mọi sự việc đều được bộc lộ thông qua nhân vật.
Ðiểm khác nhau cơ bản
giữa tác phẩm kịch với tác phẩm tự sự và kí là kịch không có nhân
vật người kể chuyện. Maxim Gorki cho rằng : "Kịch, bi kịch, hài kịch là
thể loại khó nhất trong văn học, khó là vì một vở kịch đòi hỏi mỗi nhân vật
trong vở kịch phải thể hiện tính cách bằng lời nói và hành động không có lời
mách bảo, gợi ý của tác giả. Các nhân vật kịch được hình thành là do lời lẽ của
họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi nghĩa là tác giả xây dựng nhân
vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả".
Tác phẩm kịch được
viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạn chế bởi không gian và thời
gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều như trong các tác phẩm tự
sự và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều măt. Do đó, tính cách nhân vật
trong kịch tập trung, nổi bật và xác định nhằm gây ấn tượng mãnh liệt và sâu
sắc cho khán giả. Hiển nhiên sự nổi bật, tập trung đó không có nghĩa là đơn
giản, một chiều. Xoay quanh một nét tính cách khác, vừa liên đới, vừa biến thái
làm cho gương măt của nhân vật sinh động và đa dạng.
Nhân vật của kịch thường
chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc trưng của kịch là xung đột nên
khi đứng trước những xung đột đó, con người bắt buộc phải hành động và vì vậy,
con người không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt...Dĩ
nhiên đặc trưng này cũng được thể hiện trong các loại văn học khác nhưng rõ
ràng được thể hiện tập trung và phổ biến nhất trong kịch. Chính từ đặc điểm
này, nhiều tác giả kịch đã dùng biện pháp lưỡng hóa nhân vật nhằm biểu hiện
cuộc đấu tranh nội tâm của chính nhân vật đó.
5. Ngôn ngữ kịch.
Một phương tiện rất quan
trọng để bộc lộ hành động kịch là ngôn ngữ. Trong kịch không có nhân vật người
kể chuyện nên không có ngôn ngữ người kể chuyện. Vở kịch được diễn trên sân
khấu chỉ có ngôn ngữ nhân vật. Có thể nói đến 3 dạng ngôn ngữ nhân vật trong
kịch: đối thoại, độc thoại và bàng thoại.
Ðối thoại là nói với
nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Ðây là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong
kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo, sinh động và có tác dung hỗ
tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính.
Ðộc thoại là lời nhân
vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những ý nghĩa thầm
kín. Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằm biểu hiện nội tâm nhân vật nhưng
không phải là biện pháp duy nhất. Ðể biểu hiện nội tâm, bên cạnh độc thoại,
người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng, những tiếng vọng, tiếng
đế...
Bàng thoại là nói với
khán giả. Có khi đang đối đáp với một nhân vật khác, bỗng dưng nhân vật tiến
gần đến và hướng về khán giả nói vài câu để phân trần, giải thích một cảnh ngộ,
một tâm trạng cần được chia xẽ, một điều bí mật: loại này chiếm tỉ lệ thấp
trong ngôn ngữ kịch.
Các dạng ngôn ngữ của
kịch đòi hỏi phải mang tính khấu ngữ, động tác hóa và tính cách hóa. Trước hết,
đó là những lời đối thoại thông thường trong cuộc sống, phải có tác dụng khắc
họa tính cách, nghề nghiêp, tuổi tác, trình độ văn hóa...của nhân vật. Nó mang
sắc thái riêng của từng tình cách, do từ miệng nhân vật nói ra, chứ không phải
do tác giả. Ngôn ngữ trong kịch đòi hỏi phải gắn liền mật thiết với động tác,
điều này íup người xem hiểu được những suy nghĩ, tâm tư nhân vật. Ngay trong
trường hợp chỉ nghe kịch trong radio, người nghe cũng cảm được sắc mặt, họat động
và trạng thái tâm lí của nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật kịch
đòi hỏi người viết phải có một vốn hiểu biết phong phú và sâu rộng về quàn
chúng, nắm được cách nói đa dạng cảu quần chúng, điều này quan trọng đối với
mọi nhà văn nói chung nhưng đặc biệt là đối với người viết kịch.
6. Phân loại kịch.
Có nhiều cách phân loại
kịch khác nhau. dựa trên phương thức biểu diễn, có thể phân ra các loại: ca
kịch, vũ kịch, kịch nói, kịch câm...Dựa trên dung lượng, ta có kịch ngắn, kịch
dài..Cách phân loại phổ biến nhất là dựa trên đặc điểm và nội dung của xung đột
kịch. Theo cách phân loại này, ta có bi kịch, hài kịch và chính kịch (kịch
drame).
Bi kịch là một thể loại
kịch mà xung đột chủ yếu nằm ở giữa "yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình
trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực tế" (Enghel). Bi
kịch đưa lên sân khấu những con người lương thiện, dũng cảm, có những ham muốn
mãnh liệt với những cuộc đáu tranh căng thẳng, khốc liệt đối với cái ác, cái
xấu nhưng do điều kiện lịch sử,họ phải chịu thất bai. Thất bại của họ gợi lên ở
khán giả "sự xót thương và sự sợ hãi để thanh lọc tình cảm"
(Aristote) hoặc "để ca ngợi, biểu dương ý chí luôn luôn vươn lên của con
người trước những sức mạnh mù quáng của các thế lực hắc ám"
(Biêlinxki).
Hài kịch là thể loại kịch
nói chung được xây dựng trên những xung đột giữa các thế lực xấu xa tìm cách
che đậy mình bằng những lớp sơn hào nhoáng, giả tạo bên ngoài. Tính hài kịchtạo
ra từ sự mất cân xứng, hài hòa của nhân vật. Trong một số hài kịch, có những
nhân vật tích cực thể hiện lí tưởng tiến bộ, nhưng nhìn chung nhân vật hài kịch
là những nhân vật tiêu cực có nhiều thói hư tật xấu. Tiếng cười trong hài kịch
có tác dụng giải thóat cho con người khỏi những thói xấu, có tác dung trau dồi
phong hóa, giáo dục đạo đức và thẩm mĩ.
Chính kịch còn gọi là
kịch drame, đề cập đến mọi mặt của đời sống con người, đó là con người toàn
vẹn, không bị cắt xén hoặc chỉ tô đậm ở nét bi hoặc hài. Shakespeare là người
đầu tiên đã thể hiện thành công cho loại kịch có sự pha trộn giữa bi và hài
này. Dần dần chính kịch phát triển mạnh vì thích hợp hơn với cuộc sống và con
người hiện đại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét