Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

8-3… có còn là ngày lễ!


8-3… có còn là ngày lễ!
Nhiều lúc rãnh rỗi và có thời gian suy nghĩ người ta tự hỏi rằng chuẩn bị đến ngày này, ngày kia,… và tưởng tượng ra mình sẽ đi đâu đó, làm gì đó, tặng cho ai đó và nhận của ai đó một món quà,… Nghĩ tới thì cảm thấy vui, cảm thấy thích và có cảm giác mong mỏi ngày đó đến nhanh hơn. Nhưng khốn nỗi, thời gian trôi là như nhau, đâu có ai bắt nó nhanh hay chậm được?
Thế rồi bao nhiêu mong mỏi thì ngày mà họ mong cũng đã đến. Họ tất bật với những công việc đáng ra ngày thường họ chưa chắc làm hay những tin nhắn đến quá nhiều, và quá nhanh. Họ dậy trễ hơn vì họ tin đó là ngày nghỉ và có thể chây lười 1 chút. Thế nên rồi cứ dậy trễ, cứ ăn sớm, rồi tám lâu hơn,… những việc mà trong ngày thường họ đã làm nay được lặp lại trong ngày nghỉ. Không nhưng vậy mà ngày thường người ta thoải mái hơn, vui đùa tự nhiên hơn vì họ có việc để làm. Ngày Lễ người ta ngồi với nhau cũng sẽ như vậy nhưng chắc chắn rằng nó chỉ duy trì được 1 tiếng đồng hồ trở lại. Không ai muốn lãng phí thời gian đi chơi nhưng dường như họ thấy bị ép buộc, cảm giác như đang cầm cự trước người đối diện.
Tết qua, không ít lần tôi đã thấy được điều này. Một tỉnh ở vùng quê Kinh bắc thì đương nhiên ăn Tết phải to rồi còn gì? Năm nào chẳng vậy, người Miền Nam mơ về một cái Tết Bắc khí hậu ấm áp, gia đình sum họp đón giao thừa, vui xuân. Người làm ăn xa mong được về với nơi mình sinh ra, lớn lên và có biết bao nhiêu kỷ niệm. Nhưng rồi cùng với tình hình kinh tế khó khăn (như các nhà Kinh tế nước ta nói), người ta dần sống xa vời hơn, ít quan tâm đến người thân hơn. Một năm không gặp, cứ nói về chơi với gia đình nhưng chìm trong các cuộc đi chơi, ăn nhậu,… với bạn bè. Người ta ăn cơm ở nhà rất ít, thậm chí một vài bữa trong suốt nửa tháng về nhà. Và thời gian cứ thế trôi, cũng đến ngày họ đi và rồi họ nghĩ rằng đã chơi bời quá mức, tự dặn lòng để năm sau không như vậy. Và tôi tin, năm sau họ cũng vẫn thế.
Ngày Tết, ngày Lễ đậm đà bản sắc dân tộc mình nay dường như chỉ còn trong tiềm thức. Những vất vả của cuộc sống dần trôi đi khiến người ta không còn cảm thấy mình thiếu thốn như trước. Cái họ mong bây giờ chỉ là tiền và quyền.
Năm 1975, đất nước ta được hoàn toàn thống nhất. Đó cũng là lúc mà dân Miền Nam theo Mĩ sang với một vùng trời khác. Họ sang, cũng vì nhiều lí do, có thể nói ra được và đôi khi cũng không nên. Thế nhưng, mỗi lần tôi chứng kiến họ ăn Tết, nghe họ hát những bài hát về Tết mà người Việt Nam tại quê nhà chạnh lòng. Phải chăng “phú quý sinh lễ nghĩa” hay tại vì chỉ có những người không có được những mong ước thì họ mới luôn khao khát và thể hiện tình yêu Tết Việt mảnh liệt đến như vậy?
Hôm qua không phải là một ngày lớn của dân tộc nhưng nó là một dấu mốc ghi lại quá trình vận động của người phụ nữa trong quá trình đi lên hiện đại. Nhưng hình như ngày này chỉ để cho những người bán hoa, những người mua hoa và những người được tặng hoa hay sao ấy. Đi ra thấy bán hoa đầy đường, nhưng nếu không phải là một trong ba đối tượng trên thì chắc chắn ngày hôm qua chỉ là ngày Thứ 6. Các cơ quan tổ chức sinh hoạt cho chị em để Chúc mừng họ bằng những món quà, những bữa ăn hay những biểu tượng hoa hồng. Các anh chàng bạn trai tranh thủ để lấy lòng người yêu, các ông chồng tỏ ra mềm mỏng bất thường để vợ không được phép quên đi nghĩa vụ của mình, những đôi vợ chồng mới cưới rủ nhau đi xa và các nhóm bạn tụ tập ở một quán cà phê nào đó, nói chuyện và đôi khi cả đánh bài.
Một ngày trôi đi như bao ngày bình thường khác. Đơn giản vì ngày đó đối với chúng ta không ý nghĩa, hay tự bản thân chúng không ý nghĩa. Hết ngày,… người ta chỉ nhớ… “hôm qua, là mùng 8…”

Không có nhận xét nào: