Nếu sáng mai tỉnh giấc, ta thấy hình dạng mình tự dưng thay đổi thì cảm
giác đó sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ hét toáng lên nêu ở nhà cũng cha mẹ, hoặc
kêu ầm ĩ với một người bạn cùng phòng,… Nhưng đã bao giờ chúng ta đón nhận cảm giác ấy
một mình?
Điều đó có vẻ là vô lý bởi thay đổi hình dạng của một người là bất khả
thi (nếu không có sự can thiệp của thẩm mỹ). Còn thay đổi về tâm hồn thì có lẽ
ai cũng đã từng một lần. Có một ngày, tôi trở dậy, và chợt nhận ra bên mình
chẳng còn ai. Nếu cách đây một năm trước, tôi có tất cả. Một người chị luôn
chăm lo cho em, lo lắng cho em từng bữa cơm, giấc ngủ. Một người bạn để bông
đùa, để sẻ chia tất cả những gì thuộc về mình. Và có một người yêu luôn quan
tâm, bên cạnh. Thế mà bổng chốc, chẳng còn ai.
Cũng chẳng phải sự việc thay đổi một sớm một chiều như vậy đâu. Nó đều
có nguyên nhân và diễn biến cụ thể. Nhưng điều tôi muốn nói là mãi một năm sau,
tức là thời điểm bây giờ, tôi mới cảm nhận được mình đã không còn những thứ ấy
nữa. Lạ thay, khi con người ta có nhiều sự quan tâm, có nhiều người cùng lo lắng
cho mình thì chúng ta chẳng biết quý trọng những điều quý giá ấy. Thậm chí, có
lúc chúng ta nghĩ tất cả những điều đó sinh ra là để cho chúng ta, và đương
nhiên chúng ta được nhận mà chẳng cần phải nghĩ ngợi. Để rồi tất cả dần rời xa,
chúng ta chợt nhận ra lỗi lầm của mình thì không còn kịp nữa. Chẳng còn gì.
Vâng! Chẳng còn gì nữa.
Đó là cách sống vị kỷ. Tôi có, và chắc cũng nhiều người có tư tưởng ấy.
Nhìn nhận ra một điều gì đó không phải là dễ, làm được điều mình nghĩ
lại là một chuyện còn khó hơn. Cái gì đến sẽ đến, và cái gì đi thì sẽ đi. Níu
kéo làm chi khi tình yêu tan vỡ, đau khổ mãi làm gì khi vỡ giấc mộng trong tim.
Hạnh phúc có, đau khổ cũng sẽ có. Đến rồi đi, như một quy luật của cuộc đời
này. Ai chưa hiều thì sẽ chẳng bao giờ hiểu.
Những gì là thủy tinh thì phải luôn cẩn thận gìn giữ. Cái đẹp là cái dễ
vỡ, tình yêu đôi khi như bọt nước mà thôi. Cái đẹp là cái chóng tàn phai. Tình
chỉ đẹp khi tình dang dở, như vậy người ta sẽ nhớ nó hơn, nghĩ về nó sẽ thấy
vui hơn. Còn những gì là cao su (ví như quả bóng cao su chẳng hạn), thì cũng
coi chừng khi chúng ta đánh rơi nó. Vì nếu nó rớt mà chẳng bị sứt mẻ, sẽ nảy
lại tay ta thì bao giờ cũng có 3 trường hợp. Thứ nhất, nó nảy thấp hơn so với
tay ta và như vậy ta sẽ phải dùng một lực nữa để hạ xuống đón nhận nó. Thứ hai,
là nỏ bật đúng vào tay ta, thì có nghĩa như ta chưa từng đánh rơi chúng. Thứ
ba, là nó sẽ nảy mạnh hơn, và cao hơn so với vị trí của tay ta. Ta sẽ phải nhảy
lên để với nếu muốn bắt ngay lấy nó, hoặc cũng có thể đợi nó vừa với tay ta
trong những lần nảy sau. Cái đó người ta gọi là điểm nhấn. Và thời gian, là cơ
sở của sự thay đổi.
Bạn có đón nhận những quả bóng cao su ấy hay không? Và nếu nhận, bạn sẽ
lựa chọn cách nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét