Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

“KHEN”!!!


Con người thật khó hiểu, và tình yêu của con người càng khó hiểu hơn nữa. Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình đã viết: “Làm sao sống được mà không yêu / Không nhớ không thương một kẻ nào”  như để chứng tỏ tầm ảnh hưởng của tình yêu đối với cuộc sống là lớn như thế nào. Thế nhưng, tình yêu của chúng ta cũng thật kì lạ!
Người ta thường thích tình yêu phải có người hiểu mình, và đương nhiên chẳng ai muốn người yêu mình chê bai mình cả. Hầu như trong bất kì một mối quan hệ nào của người Việt Nam người ta cũng thường né tránh nói những điều không tốt, không vừa ý đối với người khác, thành thử sinh ra cái khái niệm “nịnh, khen”. Và rồi việc không nói thẳng ra những điều đó lại khiến cho đối tượng tưởng chừng như mình là tốt nhất, là đẹp nhất trong mắt mọi người, từ đó cũng sinh ra khái niệm “bảo thủ”, “tự mãn”“tự kỷ”. Nhưng thực tế cuộc sống mới khiến cho người ta nhận ra được rằng những điều đó không phải là tất cả, mình chỉ có thể là một hạt cát rất nhỏ giữa hoang mạc bao la, rộng lớn. Có những người trong hoàn cảnh ấy còn đâm ra chán nản, buồn bả, rụt rè hơn. Người ta gọi trạng thái ấy là “tự ti”.
Yêu một ai đó thì rõ ràng họ phải có ấn tượng gì với họ. Tất nhiên là khi đó sẽ có ấn tượng đẹp. Thế nhưng, càng yêu thì người ta mới càng nhận ra những điều không được như mong muốn từ người kia mà họ thường gọi là “tật xấu”. Dẫu biết rằng con người chẳng thể nào hoàn thiện được nhưng họ cũng không dễ dàng chấp nhận được. Và thế là họ muốn cho người yêu mình thay đổi cho tốt hơn. Những lời “chê bai” vì thế cũng xuất hiện với tấn suất dày đặc hơn. Và đủ thứ chuyện cũng xuất hiện với những lời “không ai muốn nghe” ấy. Thế nên, thành thật với nhau ngay khi mới bắt đầu sẽ giúp cho tình yêu không có những giấy phút chán nản như thế.
Khen không phải là điều xấu, không phải là cái chúng ta nên ghét bỏ mà nên sử dụng một cách hợp lí để lời khen trở thành lời động viên, thành động lực để người khác cố gắng hơn nữa chứ không phải dừng lại để “ngủ quên trên vinh quang”. Giá như cả người khen và người được khen nhận ra được những điều đơn giản ấy, thì cuộc sống của chúng ta có lẽ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều!
 “Khen”“chê” là hai mặt của một vấn đề. Có khen thì phải có chê. Thế nhưng, quan trọng là chúng ta nên sử dụng đúng lúc để những điều chúng ta nói không gây ấn tượng xấu đến cho người khác. Trong tình yêu hay trong những mối quan hệ khác, điều đó có lẽ là điều cần nhất. Người ta gọi đó là “sự thành thật”.
Tôi xin post bài thơ “Anh đừng khen em” của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ lên blog cũng chỉ với mong muốn nhỏ bé là để cho ai đó đang yêu cùng suy ngẫm.

Lần đầu khi mới làm quen
Anh khen cái nhìn em đẹp
Trời mưa òa cơn nắng đến
Anh khen đôi má em hồng
Gặp người tàn tật em khóc
Anh khen em nhạy cảm thông
Thấy em sợ nét, né giông
Anh khen em sao mà hiền thế
Thấy em nâng niu con trẻ
Anh khen em thật dịu dàng
Khi hôn lên câu thơ hay
Ấp trang sách vào mái ngực
Am nghe tim mình thổn thức
Thương người làm thơ đã mất
Trái tim giờ ở nơi đâu
Khi đọc một cuộc đời buồn
Lòng em xót xa ấm ức
Anh khen em cảm xúc!
Và bao điều nữạ... Anh khen!
Em sợ lời khen của anh
Như sợ đêm về trời tối
Nhiều khi ngồi buồn một mình
Trách anh sao mà nông nổi?
Hãy chỉ cho em cái kém
Ðể em nên người tốt lành
Hãy chỉ nơi anh cái xấu
Ðể em chăm chút đời anh
Anh ơi anh có biết không?
Vì anh em buồn biết mấy
Tình yêu khắt khe thế đấy
Anh ơi anh đừng khen em.

Không có nhận xét nào: