Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

45 NĂM VĂN HỌC VIỆT NAM = 6 NGÀY


Suốt một tuần nay chúng tôi học môn Văn học Việt Nam hiện đại 1. Môn này có khối lượng là 4 tín chỉ, tương đương với 65 tiết học theo chương trình của Quy chế Đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tây Nguyên. Tuy nhiên, qua quá trình học tập trên giảng đường, có nhiều điều khiến cho tất cả chúng tôi – những sinh viên ngành Ngữ văn có những điều cảm thấy “khó nghĩ”, nếu không muốn nói là “bức xúc”.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945 là môn học có tên: Văn học hiện đại 1. Một giai đoạn văn học có những bước chuyển mình lớn và kéo dài tới 45 năm và có những tác giả đã trở thành tiêu biểu cho nền văn học cả dân tộc. Theo cách phân chia các giai đoạn văn học và quá trình giảng dạy ở nhiều trường đại học khác thì giai đoạn này phân chia thành 2 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn văn học giao thời 1900 – 1930 và Giai đoạn văn học hiện đại 1930 – 1945. Đương nhiên, cách phân chia này thể hiện một cách khoa học về tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Và sinh viên sẽ được học 2 môn khác nhau, 2 thời điểm khác nhau, và ít nhất là có một khoảng thời gian nghỉ tương đối để sinh viên có thể đọc và cảm nhận tác phẩm.
Vậy mà,…ở trường chúng tôi, ở lớp ngành chúng tôi, ở lớp chúng tôi,… tất cả, chỉ là 4 tín chỉ học thính giảng và dồn vào đúng 1 tuần. Chỉ có… từng đó thời gian
Chẳng dám nói gì về cách sắp xếp của nhà trường vì môn học này chưa có giảng viên nào ở trường đảm nhận; Cũng chẳng dám ý kiến gì về năng lực và phương pháp dạy học của giảng viên về thính giảng; Và tất nhiên, cũng chẳng thể làm được việc gì ngoài việc chấp nhận.
10 tiết văn / 1 ngày à 65 tiết văn / 1 tuần. Không cần đứng lại, chậm lại và cũng không thể ngừng lại. Các giai đoạn, các khuynh hướng, các nhà văn, các tác phẩm vùn vụt chạy qua như những chiếc xe phân khối lớn đời mới. Cứ liên tục, liên tục,… và liên tục.
Dẫu biết rằng theo học một ngành học nào đó phải có sự chuẩn bị từ trước các môn học thuộc chuyên ngành của mình nhưng dẫu sao thì cũng nên cho chúng tôi dừng lại và “thở” với chứ? Người ta muốn học, muốn thu thập kiến thức để làm cho mình không thua kém người khác chứ đâu có ai muốn học để mà chết đâu chứ?
Thật buồn khi nghe một sinh viên mà lại rên rỉ khi học những môn chuyên ngành của mình. Nhưng nếu có một lý dó như thế này thì có lẽ các bạn cũng nên thử nghĩ lại và cảm thông cho chúng tôi – chính là những người sinh viên ấy với nhé!

Không có nhận xét nào: