Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Sự thật đau lòng

VỤ GIẢNG VIÊN “GẠ TÌNH” SINH VIÊN Ở ĐẠI HOC TÂY NGUYÊN
CƠ QUAN CHỨC NĂNG HÌNH NHƯ ĐANG THỜ Ơ!
Sinh viên C.T.D, là một nạn nhân trong trường bị thầy giáo “gạ tình” trong quá trình làm luận văn đã tiếp tục gửi đơn lên cơ quan chức năng để nhờ giải quyết vụ việc của mình. Trong khi đó, cô đã viết rõ từ ngày gửi đơn tố cáo đến nay, cơ quan Công an chưa hề đến gặp cô. Sinh viên và cũng là nạn nhân thì cơ quan chức năng không gặp để tìm hiểu, lại để một khoảng trống thời gian không can thiệp. Làm như vậy, mọi chuyện sẽ tạm lắng hay sẽ dần trở thành “chuyện riêng”, “chuyện nhỏ”. Và từ “chuyện nhỏ” ấy, biết đâu lại trở thành chuyện “không có gì”.
Đọc bài báo trên mạng mà tôi cứ ấm ức mãi. Đã nửa tháng kể từ ngày D viết đơn gửi lên cơ quan công an, không có người gặp D, không có chuyện giải quyết sự việc. Chẳng lẽ chuyện của D là chuyện nhỏ, hay là họ đang “bận”. Cũng phải đặt họ trong tình cảnh của D bây giờ, một sinh viên năm 4, sắp ra trường, cần phải nhanh chóng giải quyết để cho sinh viên có thời gian hoàn thành khóa học của mình nữa chứ. Dư luận đang xôn xao về sự việc này, nhất là trong giới sinh viên của trường ĐH Tây Nguyên. Kéo dài mãi, sự việc lắng xuống, chỉ sinh viên là người tiếp tục chịu thêm những thiệt thòi mà thôi.
Cũng phải thấy rằng để xảy ra những sự việc đáng tiếc như vậy, cũng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của nó. Không có chuyện cán bộ giảng viên “làm quá” với sinh viên thì chuyện này cũng không thể phát sinh. Nhưng chắc chắn một điều là nếu như trước đây chưa có tình trạng này diễn ra, thì không có chuyện sinh viên phải gửi đơn lên nhờ giải quyết. Đây là một hiện tượng đã diễn ra, thậm chí có thể nói là nhiều ở môi trường ĐH nói riêng và ĐH Tây Nguyên là một điển hình. Người kiêm nhiệm vai trò và chức năng lớn, lại trực tiếp liên quan đến sinh viên như vậy thì chuyện đó không thể có chuyện vô tình diễn ra mà phải có kịch bản, thậm chí đã được “thử nghiệm” thành công ở những vở kịch trước.
Trưởng khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh - Trường ĐH Tây Nguyên, người trực tiếp nhận đơn của sinh viên cũng mong muốn sinh viên D gửi thư đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền cao hơn để giải quyết. Vấn đề này nhà trường không thể giải quyết vì nó vượt qua ranh giới cho phép. Việc D gửi đơn cũng nhấn mạnh việc sai phạm chỉ liên quan đến một cá nhân, nhà trường và các thầy cô khác vẫn là nơi đáng tin cậy cho sinh viên. Điều này không sai, vì để tiếp tục tạo lòng tin cho sinh viên, cần phải giải quyết vụ việc này một cách hợp lí nhất. Thậm chí cần phải “nặng tay” hơn một chút để không có những trường hợp đáng tiếc như vậy tiếp tục diễn ra
Thầy cô là cái gốc của giáo dục. Họ là những người có trình độ, có chuyên môn hay có gọi là những nhà giáo dục. Điều đó chứng minh cho việc họ nhận thức được rõ vai trò và tầm quan trọng của mình trong môi trường ấy. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ lâu đời, vị thế của người thầy thậm chí còn được xếp trên cả cha mẹ. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng nên xem xét giải quyết một cách nhanh chóng để sinh viên không bị mất đi quyền lợi của mình. Có như vậy, nhân dân mới ngày càng tin vào lực lượng chức năng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Điều đó khẳng định cho việc đảm bảo quyền lợi cho công dân, bảo vệ họ trước những xâm hại của các thành phần xấu. Đồng thời, đó cũng là hồi chuông thức tỉnh cho những con người đang lầm lạc, răn đe họ để không còn sự lầm lạc, để rồi xảy ra những điều đáng tiếc như trên.

1 nhận xét:

phuoctk88 nói...

bạn viết hay lắm. cần phát huy nhiều hơn nhé!