Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Kết thúc

VỤ GIẢNG VIÊN “GẠ TÌNH” - HỒI KẾT
Theo thông tin được đăng tải trên tintuc24h, vụ giảng viên trường Đại học Tây Nguyên gạ tình sinh viên đã được giải quyết. Việc phát biểu trên báo chí những thông tin liên quan đến việc ông T.X.N khiến cho dư luận vẫn còn tiếp tục phải suy nghĩ về vấn đề nhức nhối này.
Giảng viên đã phải chịu hình thức kỷ luật của nhà trường là đình chỉ dạy một năm, nhưng vẫn tiếp tục giữ chức Trưởng phòng Tài vụ - kế toán của trường. Riêng về phần Đảng, Đảng bộ trường ĐH Tây Nguyên sẽ đưa ra xem xét và nêu ra hình thức giải quyết phù hợp nhất. Kết thúc không mong muốn ấy có lẽ sẽ phù hợp nêu có những thông tin liên quan đến việc sinh viên C.T.D có thể bị nhà trường kỷ luật. Lí do của nhà trường là sinh viên đã tố cáo vượt cấp, không qua sự xem xét của Nhà trường. Một lãnh đạo trường ĐH Tây Nguyên còn nói : “Bản thân sinh viên D. có nhiều vấn đề, cần phải xem xét tiếp. Nếu như một học sinh nghiêm túc thì thầy không thể không nghiêm túc”. Điều đó gây ra nhiều bức xúc, không chỉ ở bản thân tôi, mà rất nhiều bạn đọc, nhất là ở các tỉnh khác khi lên xem tin.
Điều khó nghĩ mà vị lãnh đạo này đưa ra nghe cũng có vẻ rất hợp lí. Bởi lẽ, sinh viên đang trong khóa học, chịu những quy định của nhà trường mà tố cáo vượt cấp là điều không nên. Tuy nhiên, việc vị lãnh đạo đó có ý rằng sinh viên D có vấn đề thì không thể không nghĩ. Nếu được hỏi, tôi sẽ hỏi với vị lãnh đạo ấy 3 câu, chỉ 3 câu thôi.
- Thứ nhất, sinh viên D có vấn đề gì khi quyền lợi của mình đang bị đe dọa mà không tố cáo?
- Thứ hai, nếu đưa thông tin đó cho nhà trường, cũng vượt qua quyền hạn của nhà trường, vậy điều đó có thực sự là cần thiết?
- Thứ ba, nếu sinh viên D là con gái của ông, liệu khi người khác có hành động như vậy với cô ấy, trong hoàn cảnh mà con ông sắp ra trường, liệu ông có làm như thế?
Nếu thực sự vị lãnh đạo ấy trả lời được câu hỏi ấy một cách thỏa đáng, thì những lời nói của ông là có cơ sở, và tôi cũng như tất cả bạn đọc sẽ thấy được ông biết nói gì là đúng, nhất là đối với một vị lãnh đạo.
Thiết nghĩ, sinh viên trong khi làm khóa luận tốt nghiệp, được thầy giáo hướng dẫn, đương nhiên sẽ có chuyện nọ chuyện kia, thậm chí là sẽ có những điều không hay trong dư luận. Thế nhưng, cho dù sinh viên có làm điều gì, có dùng “thủ đoạn” gì thì với tư cách một người làm thầy, không thể để cho mình vượt quá giới hạn cho phép. Người thầy, cũng là một người cha, người dẫn dắt sinh viên trong quá trình học để sinh viên có kiến thức và niềm tin trên đường đời phải thực sự nghiêm túc. Nếu bản thân tỏ ra đứng đắn, thì chắc sẽ không có chuyện mà vợ của ông N phải nhắn tin kiểm tra sinh viên như đã nói. Chẳng lẽ người vợ, người gắn bó với ông N mấy chục năm lại không hiểu ông ấy? Hay là ông N vốn đã có tính đó, và ít nhất, cũng đã có tai tiếng về những điều không hay rồi?
Những câu hỏi thật khó để trả lời, cũng không cần trả lời nữa vì mọi chuyện đã kết thúc. Với tư cách của một sinh viên, tôi chỉ mong đừng để xảy ra những chuyện không hay như thế nữa. Điều đó sẽ làm vấy bẩn uy tín của một trường Đại học, và thậm chí là cả nền giáo dục của chúng ta nữa.

Không có nhận xét nào: