Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Suy ngẫm

27 - 7 buồn
Đã hơn 36 năm chiến tranh qua đi, và chúng ta đang được sống trong những thời khắc hòa bình. Đây cũng là dịp chúng ta được soi mình trong dòng chảy của lịch sử và cảm nhận được ý nghĩa sự tồn tại của bản thân trong cuộc sống. Chúng ta biết mình nên sống như thế nào để không phụ lòng những người đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc và vì hạnh phúc của đồng bào.
Đêm quan, tại nghĩa trang liệt sỹ thành phố Buôn Ma Thuột, đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn của những liệt sỹ, những người đã nằm xuống, trước cả khi chúng ta ra đời. Nhang khói nghi ngút, không gian trang nghiêm là những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Cũng có những giọt nước mắt rớt xuống, nhưng là những con người của thế hệ trước, vì những người thân, vì đống đội đã hi sinh. Còn thế hệ sau, dường như chỉ có những người đảm nhận những chức vụ quan trọng là có mặt trong không khí ấy, còn một số rất ít người khác thì dường như xuất hiện vì…sự tò mò. Có lẽ, chúng tai sinh ra và lớn lên trong cuộc sống hòa bình, không cảm nhận được sự mất mát những người con, người chồng, người cha của những gia đình và những con người đã hi sinh hết mình cho Tổ quốc. Đó phải chăng là một thái độ thờ ơ?
Hai hôm nay, khi lang thang trên mạng, có một thông tin đặc biệt quan trọng là điểm thi vào đại học năm nay của môn Lịch sử vô cùng thấp, thấp nhất trong những năm gần đây. Trong một số trường Đại học, tỉ lệ thí sinh có điểm thi môn Sử dưới điểm trung bình là 99,6% - một con số không tưởng đối với một kì thi đại học. Giải thích về nguyên nhân trên có nhiều ý kiến đánh giá, từ nhiều góc độ của những thành phần liên quan. Có thể là do đề năm nay khó? Có thể là năm nay môn Sử không có trong chương trình thi tốt nghiệp THPT? Cũng có thể xét từ sâu xa trong cách dạy học môn Lịch sử ở THPT?... Những câu hỏi ấy dường như đều có nguyên nhân và thậm chí là cái đúng riêng của nó nữa, nhưng dù sao thì những thông tin ấy cũng thật sự là đáng buồn.
Bác Hồ đã nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Thật sự thì 2 chuyện này không có liên quan đến nhau nhiều nếu như hôm nay tôi không lên nhà bạn chơi, và hỏi những đứa nhỏ cong đi học. Tiểu học có, THCS có, vậy mà không có đứa nào trả lời đúng. Đến khi nghe thông tin 27 – 7 là ngày thương bình liệt sỹ thì bọn chúng mới “Àh!” Lên một tiếng. Chúng chỉ nhớ hình như cô giáo có nói cho chúng nghe ở đâu đó rồi nhưng”lâu quá em không nhớ”.
Lại nhớ vào đầu năm học Đại học thứ nhất, cũng 1 câu hỏi lịch sử mà tôi không bão giờ quên được. Trong cuộc nói chuyện giữa tôi, bạn tôi và hai đứa em, tôi có hỏi chúng một câu mà mục đích chỉ là làm thêm một chút vui thôi. Tôi hỏi: “Bác Hồ sinh và mất năm nào?” Thật khó tin khi 3 người có 3 đáp án hoàn toàn khác nhau: Bạn tôi trả lời là Bác Hồ sinh năm 1911, em gái bạn nói Bác Hồ sinh năm 1980 và bạn nó nói là Bác sinh năm 1880. Không hiểu nổi rằng một học sinh đã thi tốt nghiệp THPT và hoàn thành nó, cúng không hiểu một học sinh chuẩn bị học lớp 12 lại không biết được năm sinh và năm mất của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã đưa dân tộc thoát khỏi ách xiềng xích nô lệ mà khi nhắc tới dân tộc Việt Nam, hầu như những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới hẳn ai cũng biết.
Buồn thật, nhưng biết làm sao khi mà những ngành Khoa học xã hội và nhân văn dường như ngày càng mất chỗ đứng trong xã hội. Học sinh sợ học những môn xã hội, cha mẹ không muốn con mình học các ngành xã hội vì khó có khả năng xin việc,… Cách học ở bậc THPT dường như cũng đã đổi khác, học sinh tập trung nắm lấy phần ngọn và học để đối phó chứ hiếm thấy ai thực sự mê học sử.
Thiết nghĩ, vấn đề này cần sét lại từ sâu xa chứ không phải tìm ra biện pháp tức thời, có như vậy, chúng ta mới có thể phát triển toàn diện được con người, ít nhất là còn nhớ và giữ gìn bản sắc dân tộc, đặc biệt là trong thời kì hội nhập và phát triển nền kinh tế tri thức.

Không có nhận xét nào: