Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Đề cương ôn tập (phần 2)

Câu 2: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào là quan trọng nhất, quyết định nhất đến tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?
Trả lời:
A - Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng không thể hình thành một cách ngẫu nhiên mà phải căn cứ trên những cơ sở nhất định. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp giữa yếu tố khách quan (điều kiện thực tiễn và tư tưởng, văn hoá) với yếu tố chủ quan (những phẩm chất của Hồ Chí Minh).
1. Cơ s khách quan
a.  Bối cnh lịch s hình thành tư tưng Hồ C Minh
-  Bối cảnh lịch s Việt Nam cuối thế k XIX đầu thế k XX
+ Xã hội Việt Nam tc khi Pháp xâm lưc xã hội phong kiến độc lp, nn nông nghiệp lạc hu, trì tr. Chính quyn nhà Nguyn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoi bo thủ, phn động… không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc bt nhịp vi sự phát triển ca thế giới. vy, đã không phát huy đưc nhng thế mạnh của dân tộc đt nước, không tạo ra tiềm lc vt cht và tinh thần đủ sc bo vệ T quốc, chống lại âm mưu xâm lưc của chủ nghĩa thc dân phương Tây.
+ Khi thc dân Pháp xâm lưc Việt Nam (1858) hiệp định Patơnốt (1884) đưc ký kết, hội Vit Nam bưc sang giai đon mới và tr thành xã hội thuộc đa na phong kiến. Trong lòng hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu thuẫn cũ, không thủ tiêu mâu thuẫn cũ là cơ s để duy trì mâu thuẫn cũ, làm cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rm r, lan rộng ra c nưclãnh đo hlà các sĩ phu văn thân mang ý thc h phong kiến, điu đó cho thy s bt lc ca h tư tưởng phong kiến tc nhim v lịch s ca dân tộc.
+ Đu thế kỷ XX, bối cảnh xã hội Việt Nam đt dân tộc chống c Triều lẫn Tây. Các cuc khi nghĩa của nông dân các phong trào yêu nưc thời k này dù dưi ngọn cờ nào cũng đu tht bi hoc bị dìm trong bể máu. Xã hội Vit Nam khủng hong về đưng lối cu nước. Nguyn Tt Thành sinh ra trong bối cảnh nưc mt nhà tan và ln lên trong phong trào cu nưc ca dân tộc, Ngưi đã sm tìm ra nguyên nhân thất bi của các phong trào gii phóng dân tc là: các phong trào giải phóng dân tộc đu không gn vi tiến bộ xã hội. Nguyn Ái Quc ny ý định ra đi tìm đưng cu nưc con đưng đưa Nguyn Ái Quốc đến vi tư tưng Hồ C Minh: độc lập dân tộc gn lin vi CNXH, giải phóng dân tộc phi đi theo con đưng mới. S xut hiện tưng Hồ C Minh một tất yếu, đáp ng nhu cu lch scủa cách mạng Việt Nam.
- Bối cảnh thi đại(quốc tế)
Hồ C Minh bưc vào đài chính tr khi chủ nghĩa bn tự do cnh tranh đã bưc sang giai đon đế quc chủ nghĩa. Năm 1912, Hốp-xơn (ngưi Anh) đã mô tả tưng tận đc điểm kinh tế - chính tr của chủ nghĩa đế quc. Lênin da trên quan điểm của Hốp-xơn đưa ra định nghĩa nói về bn cht của chủ nghĩa đế quốc gn lin đc điểm kinh tế các nưc lớn xâm chiếm thuc địa và chia nhau xong đt đai thế gii. Đây là đc đim liên quan trực tiếp đến vic hình thành ng Hồ C Minh sau này. Theo Lênin, thế giới phân chia đa s(70%) các dân tộc bị áp bc, s ít (30%) các dân tộc đi áp bc. Đc điểm chung là diện tích và dân scác thuc địa lớn gp nhiu lần so vi diện tích và dân scác nưc chính quốc. Đây là tư tưng cơ bn của Quốc tế cộng sn và là cơ s đ chỉ đo cách mạng thế giới. Ti Đi hội V quc tế cộng sn (1924) Hồ C Minh đã đưa ra con s đy thuyết phục như: thuộc địa của Anh lớn gp 252 lần diện tích nưc Anh, dân s thuc địa Anh lớn gp 8,5 lần dân s nưc Anh.
Khi chủ nghĩa bn tự do cnh tranh chuyn sang độc quyn hình thành hệ thống thuộc địa làm ny sinh mâu thuẫn mới ca thời đi là mâu thun gia các nưc đế quốc vi các dân tộc thuộc đa, bao trùm lên mâu thuẫn vốn có của thi đi: mâu thuẫn gia tư bn sn các nưc phát triển, mâu thuẫn gia nông dân đa chủ các nưc lạc hu. Khu hiệu ca Mác đã đưc mở rộng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh m,u rộng, thâm nhp vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành h tư tưng tiên tiến của thời đi.
m 1917, Cách mạng tháng mưi Nga thắng lợi m ra thời đại mới - thời đại quá đ n CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Sxut hiện của Quốc tế Cộng sn làm ny sinh u thuẫn thời đại:  CNXH > < CNTB. Quốc tế Cộng sn là trung m tập hợp lc lượng cách mạng và chđạo cách mạng thế giới. S xuất hiện ch nghĩa Lênin có vai trò quan trọng đối với shình thành tư tưởng H Chí Minh và to tiền đ b qua CNTB n CNXH Việt Nam.
Tư tưng H CMinh đưc hình thành dn dn từ cảm tính đến lý tính nhm tìm ra con đưng gii phóng cho dân tộc Việt Nam. Vic xut hiện tư tưng Hồ C Minh nhu cu tất yếu khách quan của cách mng Việt Nam và do lịch scủa cách mng Việt Nam quy định.
b. Những tiền đề tư tưởng – lý luận
* Giá trị truyền thống dân tộc
UNESCO khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Trước tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Đây là truyền thống tư tưởng quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh lớn nhất trong đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Điều đó được phản ánh từ văn hoá dân gian đến văn hoá bác học, từ những nhân vật truyền thuyết như Thánh Gióng, đến các anh hùng thời xa xưa như Thục Phán, Hai Bà Trưng, Bà Triệu... đến những anh hùng nổi tiếng thời phong kiến như Ngô Quyền, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ... Chủ nghĩa yêu nước là giá trị văn hoá cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam, nó làm thành dòng chảy chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc, tạo thành cơ sở vững chắc để nhân dân ta tiếp thu những giá trị văn hoá từ bên ngoài làm phong phú văn hoá dân tộc và không ngừng phát triển.
Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm là rách” trong hoạn nạn, khó khăn. Điều kiện địa lý và chính trị đã đưa nhân dân ta tạo dựng truyền thống này ngay từ buổi bình minh của dân tộc. Các thế hệ Việt Nam đều trao truyền cho nhau:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Ba mươi năm bôn ba hải ngoại, năm 1941 vừa về nước, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở nhân dân ta: “Dân ta phải biết sử ta”. “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do”. Người căn dặn: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!”.
Thứ ba là truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc ta được kết tinh qua hàng ngàn năm nhân dân ta vượt qua muôn nguy, ngàn khó, lạc quan tin tưởng vào tiền đồ dân tộc, tin tưởng vào chính mình. Hồ Chí Minh là điểm kết tinh rực rỡ của truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc đã tạo cho mình một sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đi đến chiến thắng.
Thứ tư là nhân dân ta có truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá nhân loại. Dân tộc ta trụ vững trên mảnh đất nối liền Nam-Bắc, Đông-Tây, từ rất sớm người Việt Nam đã xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Mà trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp từ bên ngoài và biến nó thành cái thuần tuý Việt Nam.
* Tinh hoa văn hoá nhân loại
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được tiếp thu văn hoá phương Đông. Lớn lên Người bôn ba khắp thế giới, đặc biệt ở các nước phương Tây. Trí tuệ miễn tiệp, ham học hỏi nên ở Người đã có vốn hiểu biết văn hoá Đông-Tây kim cổ uyên bác.
- Tư tưởng văn hoá phương Đông
+ Về Nho giáo, Hồ Chí Minh được tiếp thu Nho giáo từ nhỏ, Người hiểu sâu sắc về Nho giáo. Người nhận xét về cụ Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo tuy là phong kiến nhưng Cụ có những cái hay thì phải học lấy. Cái phong kiến lạc hậu của Nho giáo là duy tâm, đẳng cấp nặng nề, khinh thường lao động chân tay, coi khinh phụ nữ... thì Hồ Chí Minh phê phán triệt để. Nhưng những yếu tố tích cực của Nho giáo như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị, một “thế giới đại đồng”; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính; tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học... đã được Hồ Chí Minh khai thác để phục vụ nhiệm vụ cách mạng.
+ Về Phật giáo: Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm. Trải qua hàng trăm năm ảnh hưởng, Phật giáo đã đi vào văn hoá Việt Nam, từ tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống... Phật giáo là tôn giáo. Hồ Chí Minh nhận xét: tôn giáo là duy tâm... Nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều hay của Phật giáo mà nó đã đi vào tư duy, hành động, cách ứng xử của người Việt Nam. Đó là những điều cần được khai thác để góp vào việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng như tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân, một tình yêu bao la đến cả chim muông, cỏ cây. Phật giáo dạy con người nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện. Phật giáo có tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Hoặc như Phật giáo Thiền tông đề ra luật “Chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, đề cao lao động, chống lười biếng. Đặc biệt là từ truyền thống yêu nước của dân tộc đã làm nảy sinh nên Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc.
Ngoài ra, còn thấy Hồ Chí Minh bàn đến các giá trị văn hoá phương Đông khác như Lão tử, Mặc tử, Quản tử... cũng như về chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn mà Người tìm thấy “những điều thích hợp với nước ta”.
- Tư tưởng và văn hoá phương Tây.
Ngay khi còn học ở trong nước, Nguyễn Tất Thành đã làm quen với văn hoá Pháp, đặc biệt là ham mê môn lịch sử và muốn tìm hiểu về cách mạng Pháp 1789. Ba mươi năm liên tục ở nước ngoài, sống chủ yếu ở Châu Âu, nên Nguyễn ái Quốc cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng của phương Tây.
Hồ Chí Minh thường nói tới ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người trong Tuyên ngôn độc lập, 1776 của Mỹ. Khi ở Anh, Người gia nhập công đoàn thuỷ thủ và cùng giai cấp công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công bên bờ sông Thêmđơ... Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, sống tại Pari - trung tâm chính trị văn hoá-nghệ thuật của châu Âu. Người gắn mình với phong trào công nhân Pháp và tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng như Vonte, Rutxô, Môngtetxkiơ... Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Nguyễn ái Quốc. Từ đó mà hình thành phong cách dân chủ, cách làm việc dân chủ ở Người.
Có thể thấy, trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin
Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm được cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng của mình. Nhờ vậy Người đã hấp thụ và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng văn hoá nhân loại tạo nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin; đồng thời nó còn là sự vận dụng và phát triển làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập tự do, xây dựng đời sống mới.
2. Nhân tố chủ quan
Trong cùng những điều kiện như trên mà chỉ có Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất. Rõ ràng yếu tố chủ quan ở Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành tư tưởng của Người.
Trước hết, ở Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu những tinh hoa tư tưởng, văn hoá và cách mạng cả trên thế giới và trong nước.
Hai là, sự khổ công học tập của Nguyễn ái Quốc đã chiếm lĩnh được vốn tri thức phong phú của thời đại, với kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin khoa học và cách mạng.
Ba là, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã giúp Nguyễn ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hoá phát triển tinh hoa dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
B -  Nhân tố quyết định đến tư tưởng Hồ Chí Minh là CN Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: Những phạm trù cơ bản của TT Hồ Chí Minh đều nằm trong phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và góp phần làm phong phú thêm CN Mác – Lênin ở mọi thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do.
+ Khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác đó có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Bác đó phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Bác đó hoàn thiện vốn văn hóa, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú. Nhờ đó bác đó tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin như một lẽ tự nhiên "tất yếu khách quan và hợp với quy luật". Chủ nghĩa Mác – Lênin là bộ phận văn hóa đặc sắc nhất của nhân loại: tinh túy nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất. Quan điểm của Mác là mọi cái đều có thể trở thành hiện thực trong những điều kiện nhất định. Với tất cả điều kiện tự nhiên và xã hội của nó qua các thời kỳ đều trở thành khả năng của sự phát triển lịch sử. Mác là nhà tư tưởng của những cái có thể.
+ Bác đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Từ chủ nghĩa yêu nước bác đến với CN Mác – Lênin và tin theo Lênin. Người hồi tưởng, "khi ấy ngồi 1 mình trong phòng mà tôi nói to làm như đang đứng trước đông đảo quần chúng: Hời đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta".
+ HCM đã đến với CN Mác – Lênin như thế nào?
Thứ nhất, nhờ có bản lĩnh vững vàng và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ và sáng tạo ở người, khi tiếp thu CNMLN đó không sao chép, không kinh viện, sách vở.
Thứ hai, Bác đến với CN Mác – Lênin nhằm tìm ra con đường giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng, chứ không như các học giả phương tây đến với CN Mác – Lênin là giải quyết vấn đề tư duy hơn là hành động.
Thứ ba, người tiếp thu CN Mác – Lênin cốt tìm ra bản chất, vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của CN Mác – Lênin chứ không tìm kết luận có sẵn.
+ Người vận dụng CN Mác – Lênin theo phương pháp Mác - xít và theo tinh thần phương đông, không sách vở, kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho CM Việt Nam. CN Mác – Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Không có nhận xét nào: