Hoa
dã quỳ (còn có các tên gọi khác là cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại...) là một loại thực
vậy trong họ Cúc, hiện có mặt rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt
đới. Hoa dã quỳ được người Pháp đưa vào nước ta từ rất sớm, được trồng đầu tiên
ở các đồn điền tại tỉnh Lâm Đồng (khu vực Tây Nguyên) nhằm mục đích làm phân hữu
cơ cho các vườn cà phê, cao su. Do hạt cây dễ phát tán nên chẳng mấy chốc đã
chiếm lĩnh khắp những miền hoang dại ở Tây Nguyên.
Hoa
dã quỳ hiện đã có mặt ở nhiều khu vực triền đồi và thảo nguyên của nước ta
nhưng dã quỳ đẹp nhất vẫn là ở Tây Nguyên. Hàng năm vào cuối thu, những cơn mưa
rừng bắt đầu vắng bóng, hoa dã quỳ bắt đầu đặt dấu ấn vàng của mình lên các
vùng núi cao và lạnh để rồi chẳng bao lâu sắc màu này đã in đậm lên cả Tây
Nguyên. Lang thang trên những cung đường từ Quốc lộ đến tỉnh lộ tại Tây Nguyên,
những vệt vàng 2 bên đường như kéo dài đến vô tận, trông vô cùng thích mắt!
Không
chỉ trở thành biểu tượng chính cho Lễ hội hoa Đà Lạt (được tổ chức từ năm 2005
đến nay), dã quỳ còn là dấu ấn sâu đậm đối với những ai đã từng đến Tây Nguyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét