GỢI Ý LÀM BÀI
1. Dẫn nhập (phần này điểm qua khái niệm của sử thi và văn hóa,
tầng văn hóa, tính phổ quát của văn hóa)
- Sử thi là thuật
ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những
bức tranh rộng lớn và hoàn chỉnh về đời
sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho
một thế giới nào đó.
- Văn hóa bao gồm
tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm
tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao
động” (Định nghĩa văn hóa của UNESCO). Theo Lý Đảnh Thinh trong “Hiện đại dụng
ngữ từ điển” thì cơ cấu văn hóa phân thành ba tầng lớp: vật chất cơ tầng (gồm
kỹ thuật, kinh tế), xã hội tổ chức (gồm chính trị, giáo dục, pháp luật) và sinh
hoạt tinh thần (gồm tôn giáo, trí thức, nghệ thuật và âm nhạc). Tính phổ biến
(hay phổ quát) của các văn hóa (hay tầng văn hóa) còn gọi tắt là tính phổ của văn
hóa (hay tầng văn hóa).
2.
Chứng minh
Tây Nguyên là một địa
bàn rộng lớn nằm ở phía Tây Tổ quốc, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh
em. Ở đây đã có một nền văn hóa lâu đời trong đó có sử thi, một thể loại văn
học phát triển khá mạnh mẽ. Những tác phẩm sử thi được xem là những áng văn
chương dân gian đặc sắc phản ánh cuộc sống lao động và chiến đấu của các dân
tộc Tây Nguyên trong buổi bình minh của lịch sử. Mỗi dân tộc đều có tên riêng
để chỉ cho loại thể sử thi: khan (Ê Đê), ot Ndrông (M’Nông), hơri (Jrai), hơmon
(Bana), nôtông (Mạ),… Ngoài tên gọi sử thi, một số nhà nghiên cứu còn gọi bằng
những tên khác như: anh hùng ca, trường ca, bài ca,…
Các dân tộc Tây
Nguyên, dân tộc nào cũng có những bài sử thi. Trong đó thì kho tàng của người Ê
Đê là đáng kể hơn cả. Bình diện phản ánh của sử thi vô cùng rộng lớn, vô hình
chung đã khiến cho sử thi trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống
sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số từ xưa đến nay ở nơi đây. Tính phổ
quát của những giá trị văn hóa được đề cập trong các tác phẩm sử thi thể hiện ở
3 khía cạnh:
Thứ nhất là sự đa
dạng, phong phú về hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sử thi.
Thứ hai, sử thi
Tây Nguyên đã nêu bật được vấn đề chiến tranh giữa các cộng đồng, bộ lạc.
Thứ ba, sử thi Tây
Nguyên đề cập đến cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt, tập tục, tín ngưỡng,…
của đồng bào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét