Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG ĐAM SAN TRONG ĐOẠN TRÍCH “ĐI TÌM NỮ THẦN MẶT TRỜI”

GỢI Ý LÀM BÀI
1Để làm tốt bài văn, học sinh cần nắm vững những kỹ năng phân tích một vật trong tác phẩm tự sự. Tuy nhiên, ở đây là Đam San, nhân vật chính của một tác phẩm sử thi. Do đó, phải hiểu rõ đạc trưng của thể loại sử thi, nhất là những đặc trưng của hình tượng anh hùng trong tác phẩm:
- Sử thi là những sáng tác tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tư tưởng và vận mệnh của một cộng đồng, dân tộc và nhân dân. Tác phẩm được sáng tác nhằm mục đích biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của mình. Chính vì thế, nội dung của sử thi bao giờ cũng là các sụ kiện mang tính toàn dân, toàn dân tộc, không phải là những câu chuyện riêng tư, cá nhân.
- Sử thi tập trung xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng, tức là người đại diện cho sức mạnh của cộng đồng, của dân tộc. Ở Đam San, người anh hùng là hiện thân của một tù trưởng giàu mạnh, có tài năng vẻ đẹp, lập nên nhiều chiến công phi thường. Phẩm chất của Đam San cũng như các anh hùng khác ở các tác phẩm sử thi là phẩm chất của dân tộc, bộ lạc, của nhân dân. Họ mang tầm cỡ và vẻ đẹp dân tộc. Nói cách khác, khi xây dựng hình tượng anh hùng, sử thi nhằm đề cao,thậm chí phóng đại,sức mạnh cộng đồng trong các cuộc chiến tranh hay quá trình dựng xây đất nước. 
- Do yêu cấu biểu hiện ý thức cộng đồng, sức mạnh dân tộc, nghệ thuật của sử thi có những đặc trưng riêng biệt so với các thể loại tự sự khác. Đó là lối trần thuật khoan thai, trầm tĩnh, mang sắc thái ngợi ca, khoa trương, cường điệu.
2. Vài nét về đoạn trích “đi tìm nữ thần mặt trời”.
- Đăm san là sử thi anh hùng nổi tiếng của người Ê Đê, miêu tả những chiến công oanh liệt và những khát vọng tự do, hạnh phúc của người tù tường giàu mạnh, trẻ tuổi, tài năng lỗi lạc Đăm San. Tác phẩm thương được diễn xướng trong những ngày lễ hội lớn (khan). Tác phẩm gồm 8 chương, được chia làm 4 phần:
+ Phần 1 (chương I, II): theo tục nối dây, Đăm San lấy 2 hcij em Hơ Nhí và Hơ Bhí.
+ Phần 2 (chương III, IV, V): các tù trưởng Quạ (Mơtao Gơrư) và Sắt (Mơtao Mơxây) độc ác cướp vợ Đam San và tranh giành quyền lực mưu làm cho bộ tộc Đam San suy sụp. Đam San đánh bại hai tù trưởng để bảo vệ hạnh phúc gia đình và cuộc sống ấm no của cộng đồng.
+ Phần 3 (chương VI, VII): Đam San có khát vọng trở thành một tù trưởng hùng mạnh, vươn tới cuộc sống phóng khoáng, chàng chặt cây thần Smuk, cây sinh mệnh của dòng họ vợ, chinh phục thiên nhiêu, đi bắt nữ thần mặt trời nhưng thất bại/
+ Phần 4: (chương VIII): Đam San chết, Đam San cháu ra đời, nó lại theo con đường của cậu mình, dấn thân vào cuộc chiến mới.
- Đoạn trích “Đi tìm nữ thần mặt trời”  thuộc phần 3, chương 7 của tác phẩm. Sau khi đánh bại 2 tù trưởng hung bạo, chặt đổ cây thần Smuk, khai phá nương rẫy, lừng lẫy tiếng tăm, Đăm san đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ.
3. Trên cơ sở hiểu biết về thể loại sử thi và tác phẩm Đam San, có thể phân tích hình tượng người anh hùng Đam San, mà cụ thể là đoạn trích “Đi bắt Nữ thần Mặt Trời” theo các ý sau : 
- Đam San là người anh hùng có sức mạnh phi thường. Sức mạnh ấy có thể làm lay trời chuyển đất, khiến thần linh phải kiêng dè. Trên đường đi bắt Nữ thần Mặt Trời, chàng đã chặt một sườn núi, ném xuống bùn làm con đường để vựơt qua ranh giới giữa trời và đất. Đam San còn giết tê giác dưới vực thẳm, giết hùm trong núi cao, giết quạ diều trong cây trồng, giết ma quỷ trên các đường đi. Hành động ấy quả chưa từng có. Sức mạnh ấy quả phi phàm.
- Đam San mang vẻ đẹp kỳ diệu ở diện mạo và thân hình. Chàng vừa mềm 
mại, dẻo dai, lại vừa tươi tắn, nhanh nhẹn. Ngay cả trang phục, tư thế của chàng cũng rất đẹp (Chàng khoác màu đen màu trắng. Tay cầm lao. Gươm giắt thắt lưng; đầu mang khăn xếp; vai mang túi da,...). Nếu Asin trong Iliát của Home “từ đầu đến chân đuề ngời lên một niềm vinh quang chói lọi” (Bêlinxki) thì trong bộ tộc của Đam San ai cũng ngưỡng vọng chàng: Người nhà đi lại từ nhà sau ra nhà trước nhìn Đam San như một thần linh. Điều này là lẽ đương nhiên vì cả Asin và Đam San “không đại diện cho bản thân mà đại diện cho nhân dân, được miêu tả như là đại diện của nhân dân” Bêlinxki). 
- Nổi bật nhất ở Đam San là lòng quả cảm. Chàng từng chống lại tục nối dây, dám bắt trời thay đổi ý định và cuối cùng là đi chinh phục cả Nữ thần. Đam San hầu như không sợ bất kỳ trở lực nào. Chàng bạt đồi, san núi, phát rẫy, giết mãnh thú, hạ kẻ thù,... với lòng quả cảm. Ở đâu và bao giờ, Đam San cũng là người đứng hàng đầu, tạo nên các kỳ tích chưa từng có.
- Đam San luôn mang một khát vọng không cùng. Có những thử thách,chàng biết thật to lớn, nhưng vẫn quyết tâm thực hiện. Bằng chứng là khi nghe Đam Pắc Quây khuyên can: Xương người đầy bìa rừng, xương trâu bò đầy núi. Chỗ ấy đã chết biết bao tù trưởng khoẻ mạnh và cương quyết. Đất trong rừng là đất đen nhão như nước. Nhiều tù trưởng đã chết lún trong đất lỏng ấy,... Nhất định không để anh vào rừng của trời, rừng đầy chông gai, nhiều đến nỗi con sóc có nhày vào thì thân đã bị đâm thủng trước lúc chân sở tới đất thì Đam San vẫn một mực thực hiện ý định của mình: 
- “Mặc kệ ! Để tôi kiếm một lối đi. Tôi sẽ đi tới chỗ tôi muốn ! Gặp hùm tôi sẽ giết hùm”.
Không ai ngăn cản được ý định của Đam San. Hành động đi bắt Nữ thần Mặt Trời là đỉnh cao trong khát vọng chinh phục thiên nhiên của Đam San. Đến khi phải gục ngã trong rừng sáp đen, khát vọng của Đam San không tắt. Chàng hoài thai để tiếp tục thực hiện khát vọng của mình. Do đó, hành động mang tính cách liều lĩnh với ước vọng ngây thơ của Đam San không khiến chàng đối lập với bộ tộc của mình. Trái lại, nó ngời sáng lý tưởng của cả bộ tộc nên chàng tái sinh để trở thành tù trưởng mới.

- Đam San là người anh hùng của bộ tộc, người đại diện cho cả cộng đồng nên tất cả câu chuyện trong bản sử thi đều xoay quanh chàng, đều góp phần tôn vinh, ca ngợi Đam San. Vì thế, hình tượng anh hùng Đam San đậm chất phi thường, trở thành vẻ đẹp hoành tráng, đời đời. Hình tượng nghệ thuật Đam San là biểu hiện tập trung nhất cho đặc trưng thể loại sư thi ở tác phẩm này.

Không có nhận xét nào: