Cuộc sống mà chúng
ta được hưởng giờ đây không còn khó khăn như khi bản thân ta sinh ra, cái thời
mà các cụ còn hay kể về việc ăn cơm độn, ăn sắn cặc nai,… Ai lớn lên ở quê hay
còn nhưng bậc cha ông đã từng kham khổ chắc chắn cũng đều được nghe những bài
ca mà nếu không thích, một vài người có thể gọi nó bằng cái tên “những bài ca
bất hủ”.
Thế mà thời ấy lại
hay, cái thời mà người ta không sống vì đồng tiền, không chạy theo danh vọng,
không đạp đổ tất cả những thành trì đạo đức để chạy theo giàu sang, danh vọng.
Ai đã từng nghe vài bài trong tác phẩm kinh điển “Hiểu về trái tim” chắc đã
được cảm nhận nhiều điều về giá trị cuộc sống. Tôi cũng chẳng đi sâu về cuốn
sách này nhưng có lẽ đó chỉ là cảm giác của nhưng bậc đã thấm vị đời. Cuộc sống
đã thay đổi quá nhanh, quá nhiều, khiến người ta không muốn dừng lại. Mặt tích
cực của vấn đề này là khiến cho con người ta luôn vươn lên khám phá những điều
còn bí ẩn của cuộc sống. Tuy nhiên, mặt tích cực ấy cũng kéo theo vấn đề tiêu
cực là con người quên đi cội nguồn, quên đi nguồn gốc của bản thân, làm mất đi
những giá trị truyền thống.
Trước đây, cái
thời mà hòa bình còn chưa được lập lại, cái thời mà con người ta sống với nhau
bằng “Chén cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” ấy đã qua rồi. Nhưng thời ấy, người
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã luôn đề cao vấn đề gìn giữ văn hóa. Suốt mấy chục
năm bôn ba ra nước ngoài, Bác đã được đi nhiều nước, được tận mắt chứng kiến
nhiều vấn đề của cuộc sống khiến Người nhận ra rằng chỉ có văn hóa mới khiến
cho ta không bị lẫn với nhưng con người khác. Giữ gìn văn hóa truyền thống là
cái làm nên bản sắc Việt Nam
trên trường quốc tế.
Lần đầu tiên đặt
chân về nước, Bác đã về với Pắc Bó – Cao Bằng. Nơi đó và căn cứ Việt Bắc nói
chung đã gắn với 5 năm giành chính quyền gian khổ (1941 – 1945), đi suốt 9 năm
kháng chiến trường kì chống Pháp (1946 – 1954). Những con người Việt Bắc với
cuộc sống tự nhiên, say mê âm nhạc, những vụ điệu hòa với tự nhiên và lòng hiếu
khách là minh chứng sống sự gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc Việt. Làm được
điều này, phải chăng đó là thành công của con người đi trước thời đại, biết
đoàn kết cộng đồng cùng chung một nhiệm vụ là cứu nước.
Bác là người luôn
nhìn nhận vấn đề một cách cẩn thận, suy xét và có những tính toán cho tương
lai. Người tài nước ta không thiếu, chỉ có chọn và phải làm sao chọn được chính
xác, lo cho nước, cho dân. Bởi vì “hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia”.
Người tài sẽ giúp đất nước phát triển, bảo vệ được đất nước và đảm bảo cuộc
sống bình an cho nhân dân.
Thế nhưng… Bác ah!
Thật sự những ngày qua ai đọc báo hẳn thấy bất bình với việc chúng ta dần mất
đi những đảo trên biển. Đất nước có âm mưu chiếm đoạt ấy chính là láng giềng
của chúng ta, đất nước có 1000 năm đặt ách thống trị lên chúng ta, và cũng là
đất nước đánh giá chúng ta chưa bằng một cái tỉnh của họ, xây dựng một khuôn
viên bằng “chuồng” chim bồ câu để thể
hiện nước ta trên khuôn viên thể hiện kinh tế tại thủ đô của họ. Vậy mà chúng ta khi đi qua nhìn,... không biết nghĩ gì nhưng rồi vẫn cứ thích tới, thích tham quan du lịch ở đó. Có chăng sự xót xa, tủi nhục của lòng tự hào dân tộc.
Đó là việc lớn,
việc đại sự quốc gia… Cháu cũng như những người dân thường khác chỉ được nghe,
được biết và được bất bình chứ không thể làm gì hơn. Tại vì đó là những vấn đề
to lớn của đất nước, tất cả những gì chúng ta làm là “đối thoại hòa bình” và…
chờ đợi.
Hôm kia, nghe được
bài viết “Lệnh truy nã quên trong hộc
tủ, tội phạm thành... công an” trên link web: http://dantri.com.vn/phap-luat/lenh-truy-na-quen-trong-hoc-tu-toi-pham-thanh-cong-an-732191.htm
mà cảm thấy nản cả
lòng. Chúng cháu lớn lên, nhận thức được vấn đề và muốn làm việc, muốn góp sức
cho Tổ quốc mà chưa có cơ hội. Trong khi đó,… những người có tiền, có quyền lại
có thể che đậy một cách trắng trợn để lại… tiếp tục có tiền và có quyền. Cháu
nhớ cái câu ca dao mà cháu được học ở THCS: “Con vua thì lại làm vua – Con sãi
ở chùa thì quét lá đa”. Càng ngẫm, thì thấy càng đúng… Tại vì những người học
rồi ra làm nhân viên thì có cố gắng phấn đấu lắm cũng đến khi gần về hưu mới
lên được chức danh nào đó. Còn những người học hành chẳng đến đầu đến cuối thì
lại có thể lên dễ dàng những chức vụ có quyền lực. Người ta thường bao che bằng
một câu nói mà cháu được coi ở một bộ phim gì đó: “Tôi có tư chất lãnh đạo…”.
Đứng trước lựa chọn một con đường chính đáng cho cuộc đời… Cháu chỉ
nhận thấy mình có thể làm được 2 việc: 1 là từ bỏ ước mơ để theo đuổi một cuộc
sống bận rộn, làm theo những gì mình thích và sống cuộc sống của mình dù thiếu
hay đủ; 2 là tiếp tục theo đuổi ước mơ bằng việc tìm mọi cách để có một suất
biên chế, sống cuộc đời còn lại nhàn nhã, có công ăn việc làm và lương bổng ổn
định, không giàu nhưng có lẽ cũng đủ sống. Hai con đường ấy, hẳn sẽ có nhiều
người chọn con đường thứ 2… Nhưng cháu thích con đường thứ hai hơn. Bây giờ, có
lẽ lựa chọn đó sẽ là đáp ứng nhu cầu và phong cách sống của bản thân. Mai mốt
có tuổi chắc chắn cháu sẽ phải hối tiếc. Thế nhưng, thích với hiện thực là hai
vấn đề hoàn toàn khác nhau. Cuộc sống bây giờ cần phải quan hệ, và cần cả tiền
nữa… Gia đình và tư tưởng của bản thân không cho cháu dễ dàng thực hiện điều
đó…
Hi vọng đêm nay có thể mơ thấy bác, trò chuyện với bác. Để cháu được
biết mình đúng hay sai, những suy nghĩ của cháu có nông cạn hay không? Xin dành
ngày sinh nhật để hướng về Người!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét