Chúng
ta sống trong một môi trường giáo dục gọi là hiện đại. Cuộc sống hàng ngày luôn
cho ta những điều mới mẻ nhưng vô tình chúng ta chẳng thể dừng lại và ngâm nghĩ
những điều rất đơn giản, đôi khi chỉ là học hành. Bạn đi học 9 năm, 12 năm, hay
14 năm,… Gần 20 năm đi học ấy liệu bạn có đủ chín chắn để nhìn nhận lại một
khái niệm rất đơn giản: Học hành.
Theo
cách hiểu đơn giản nhất mà tôi nghĩ, “học” là học hỏi lý luận, “hành” là thể
hiện nó trong đời sống thực tại và áp dụng nó vào đời sống hiện thực một cách
khoa học, thực tiễn nhất. “học hành” không đơn giản chỉ là những lý thuyết
suông mà phải gắn liền với cái hiệu quả cụ thể. “Hành” mà không “học” thì không
chỉ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn và những người khác nữa. Mấy năm nay, từ
khi bước vào Đại học đến bây giờ tôi vẫn vẫn nghĩ thế. Nhưng liệu có ai đó tin
rằng chỉ mấy ngày thôi mà tất cả những gì chúng ta suy nghĩ, quan niệm trong
một thời gian dài bổng chốc thay đổi, cũng chỉ vì một hành động, của một con
người.
Người
ta vẫn thường nói vui rằng “hành chính” có nghĩa “hành” là “chính”. Thế mà có
ai nghĩ rằng, “hành” trong học hành cũng có nghĩa là hành hạ hay không?
Tôi
nghĩ là có. Và tôi cũng tin nhiều người trong lớp tôi cũng có suy nghĩ như vậy.
Chỉ có một giảng viên, chỉ có một môn học mà đem lại cho chúng ta cảm giác mệt
mỏi, thậm chí là sợ sệt, ám ảnh mãi mãi. Giống như cuộc sống của một con người
nơi miền nhiệt đới quanh năm nắng nóng, chỉ có một cơn gió mang theo hơi lạnh
cũng khiến họ cảm thấy rùng mình.
Không
biết điều mà tôi so sánh có hợp lí với vấn đề này hay không nhưng dù sao thì
vấn đề đó cũng không quan trọng. Bởi vì điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây
là mình đã mất đi hình ảnh thân thiện giữa những con người trong môi trường
giáo dục, giữa những vấn đề trong quãng thời gian học tập của mình ở môi trường
đại học, cũng chỉ vì…
Tôi
cũng đi làm thêm, và làm thêm bằng công việc đi dạy kèm (cái nghề mà người ta
vẫn gọi là “gia sư”). Tôi có ý thức cho học sinh của mình tiến bộ, muốn đem hết
tài lực của mình ra để có được những đồng tiền chân chính. Có lẽ tôi biết giá
trị của cuộc sống, của những điều chúng ta phải cố gắng thật nhiều mới có thể
đạt được nên tôi muốn được nói thật nhiều, được dạy thật nhiều, được dạy cho
những đứa trẻ biết về tất cả những gì tôi biết, tôi đã làm được và cả những
điều tôi chưa làm được nữa. Chỉ vì lâu nay tôi quan niệm rằng: “Muốn cho mình
tốt thì phải làm cho những người xung quanh mình cũng tốt”.
Có thể
nhận thấy chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam xinh đẹp
này đang lạc hậu, trong cách nghĩ, và cả trong ước mơ nữa. Vì nếu đi học, chúng
ta sẽ không bao giờ có những điều mà giáo dục hiện đại có như một học sinh Tiểu
học được giáo viên trang bị đề cương và bắt học thuộc trong kì thi cuối kì, hay
cuối năm hay một giảng viên đại học dạy những môn học mà học xong, chúng ta
chẳng hiều gì, thậm chí là ngu hơn cả lúc chưa học. Ngu hơn ở đây là cái ngu
thực sự, chứ không phải cái ngu vì thấy mình nhỏ bé trước bể kiến thức bao la,
rộng lớn của nhân loại như những người trí thức nói đâu. Học chẳng được chữ
nào, điều đó cũng không thực sự quan trọng, nhất là đối với những môn học chúng
ta không có sự đam mê, hay vượt quá khả năng của mình. Vì một điều quan trọng
là chúng ta có được sau quá trình học tập không phải chỉ có kiến thức.
Học không
hiểu, sợ giáo viên không dám nói vì có thể sẽ gây mất lòng. Mà truyền thống tôn
sư trọng đạo của mình đã dạy là “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nên trong thời
hiện đại mất lòng thầy thì chỉ có bị điểm kém, có khi thi không qua được môn đó
nữa. Khóa học trước có mấy người bị thầy “đì” cho, vậy là tiếng thơm (không
biết có dễ ngửi không nữa) đồn đến khóa sau. Và tự dưng trong trường ai cũng sợ
thầy, ai gặp thầy cũng phải chào, phải hỏi. Vô tình, thấy có mặt trong danh
sách những người dạy được học sinh “kinh sợ” nhất. Thầy đến trễ, không ai dám
nói. Đang học, thầy đi công việc đến hết giờ (có khi cũng đi uống cà phê với
bạn), không ai dám hỏi mấy giờ thầy quay lại, và cũng chẳng ai dám bỏ về sớm.
Đang dạy, thầy cho nghĩ sớm, không ai dám hỏi tại sao. Thầy giao bài, không ai
dám bỏ kể cả đến này mai nộp nhưng đêm nay mới nhận được thông báo. Thầy không
dạy, chỉ đi kiểm tra bài lần lượt từng người một mặc dù đó là ngày t7 – CN,
không ai dám nghỉ học. Thầy đọc y nguyên trong giáo trình (cái này ai cũng có)
nhưng không ai dám không chép,… Đi học muộn, thầy trừ điểm. Gặp thầy không
chào, thầy nhớ được cũng coi như xong… Có hàng ngàn, hàng vạn lý do với chỉ một
môn học – môn học chuyên ngành của những gì không thuộc về chuyên ngành.
Hỡi
ôi! Giá như tôi có thể đóng góp cho nên giáo dục của chính ngôi trường mà tôi
đang học, có lẽ là tôi sẽ làm một điều gì đó thật kinh khủng. Nhưng nghĩ lại,
liệu tôi có dám? Có dám nói thẳng không khi tính con người ta đã như vậy và lâu
nay, các khóa học trước đã chấp nhận được. Tôi có dám không khi mà bây giờ tôi
đang học, tôi đang phải phụ thuộc vào điểm số của người ta để có một bảng điểm
tốt, hay có thể không phải học lại. Tôi có dám không khi tôi biết rằng “ô dù”
của họ đủ lớn để che đậy đi một chấm đen nhỏ bé như tôi. Khối chuyện còn động
trời hơn đã diễn ra trong ngôi trường này mà chỉ một thời gian sau, tất cả lại
trở về với những bình yên?
Nói
làm gì cho mệt vì tôi chẳng là gì. Chỉ là một đứa nhận thức non nớt về cái gọi
là dạy, là giáo dục mà thôi. Anh chị khóa trước của tôi đã chịu được, tôi đã
chịu được và có lẽ nhiều hơn những khóa sau vẫn sẽ phải chịu. Vì cuộc sống này
vốn thật đơn giản “theo thì sống” và “chống thì chết” mà thôi.
Thầy cho
chúng tôi học, thầy dạy chúng tôi kiến thức, và đương nhiên là thầy có quyền hạnh
hạ chúng tôi. Đơn giản… chỉ vậy thôi!
Hahahahahahaha… Gửi tới mọi người biết tôi đang nói gì một
nụ cười của sự đau khổ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét