1.
Vài nét về tác giả
Nam Cao (1915-1951) là trí thức tiểu tư sản nghèo, sống gắn bó với con
người nghèo khổ và hiểu họ một cách sâu sắc.
Nam Cao là một nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán
1930-1945 ở nước ta. Sau cách mạng, ông là người tham gia kháng chiến một cách
tích cực, nhanh chóng hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của
dân tộc. Ông hy sinh trong một trận bị phục kích trên đường công tác giữa lúc
tài năng đang chín rộ và đầy hứa hẹn.
Cho đến bây giờ cuộc đời và tác phẩm của Nam Cao vẫn còn mang tính thời
sự. Những tác phẩm của ông được đánh giá cao và được nhận định là “chúng ta vẫn
chưa hiểu hết giá trị sâu xa của chúng”.
2.
Thành tựu sáng tác
Nam Cao luôn băn khoăn, day dứt về con người và số phận con người trong
mọi hoàn cảnh. Đối tượng mà ông quan tâm hết sức phong phú và đa dạng. Họ có
thể là người nông dân bần cùng sống thoi thóp trong lòng xã hội; người nông dân
bị lợi dụng, bị biến thành kẻ lưu mang sống bên lề của xã hội hay một người trí
thức bị “cơm áo ghì sát đất”.
Nam Cao bắt đầu xuất hiện trên văn đang vào năm 1936 nhưng sự nghiệp
văn chương của ông phải đến năm 1941 – khi tác phẩm Chí Phèo ra đời mới được
khẳng định.
Trước Cách mạng tháng Tám ,
Nam Cao chủ yếu
sáng tác về 2 chủ đề chính:
a. Người nông dân trước Cách
mạng
Phản ánh tình trạng người nông dân nghèo khổ bị lăng nhục, bị miệt thị,
bị xúc phạm nhân phẩm, bóp méo nhân cách. Nam Cao lớn tiếng bênh vực và minh
oan cho họ.
Nam Cao xây dựng hai loại nhân vật nông dân: người nông dân bị khốn
cùng, chịu đừng và chịu chết để giữ nhân phẩm (Lão Hạc) và người nông dân bị
đày đọa, bị bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính (Chí Phèo).
Nam Cao khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi
bọn họ bị đày đọa đền u mê lầm lỗi (Chí Phèo).
b. Người trí thức tiểu tư sản
Phản ánh tình trạng người trí thức nghèo vì miếng cơm manh áo mà rơi
vào cảnh bi kịch tinh thần. Họ là những con người muốn sống cho ra người nhưng
cuộc sống tồi tệ đã đẩy họ vào cách sống tầm thường, nhục nhã (Hộ, Thứ).
Viết về những con người “sống mòn” luôn dằn vặt, sám hối, quằn quại
trong nội tâm, cố viên lên để cuộc sống có ý nghĩa nhưng bị sức nặng của cơm áo
đè bẹp nên tâm hồn lúc nào cũng nặng trĩu bi kịch (Trăng sáng, Đời thừa,…)
3.
Quan điểm nghệ thuật
Nam Cao sáng tác với ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của nhà văn
là “vị nhân sinh”. Ông vạch trần tội ác của các thế lực đày đọa con người và
lớn tiếng tố khổ cho những người nông dân bị cướp quyền sống, minh oan cho
những người bị lăng nhục, kêu cứu cho những người bị tước đoạt nhân phẩm (Chí
Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ,…)
Nhà văn phủ nhận, từ chối nghệ thuật thoát ly cuộc sồng “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối,
không nên là ánh trăng lừa dối…” (Trăng sáng).
Nhà văn tôn thờ chủ nghĩa hiện thực, lý tưởng nhân đạo. Nam Cao yêu cầu
văn nghệ phải hướng đến hiện thực cuộc sống, nhất là cuộc sống của những con
người lầm than, cơ cực: “nghệ thuật chỉ
có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Trăng sáng).
Ông cho rằng tác phẩm văn chương chỉ có giá trị ca tụng lòng thương, tình bác
ái, sự công bằng,… và làm cho con người
ta gần nhau hơn. Nam Cao cũng đặt ra yêu cầu đối với một nhà văn chân
chính: “Văn chương chỉ dung nạp những
người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những gì chưa ai có” (Đời thừa).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét