1. Vài nét về Vở chèo “Quan Âm Thị Kính”
“Quan Âm Thị Kính”
còn có tên là Quan Âm tân truyện, là một truyện thơ Nôm Việt Nam . Truyện thơ này có nguồn gốc từ
một chuyện cổ tích của xứ Cao Ly (nay là Triều Tiên – Hàn Quốc). Theo văn bản
do Gs. Dương Quảng Hàm giới thiệu tại lần xuất bản duy nhất cho đến nay của Nhà
xuất bản Văn học, Hà Nội ấn hành vào năm 1961 thì truyện này gồm 786 câu lục
bát.
Từ lâu, truyện thơ
Quan Âm Thị Kính được xem là của tác giả “khuyết danh”, nội dung chính của
truyện là cốt tả đức tính nhẫn nhịc và lòng từ bi của bà Thị Kính (nhân vật
chính), vì đó mà sau này bà trở thành Phật Quan Âm. Theo bản văn do Gs. Dương
Quảng Hàm giới thiệu, truyện gồm 786 câu, có thể chia thành 5 phần.
Phần 1: Thị Kính
mắc oan giết chồng (câu 1-224)
Phần 2: Thị Kính
đi tu (225-370)
Phần 3: Thị Kính
mắc tiếng oan với Thị Mầu (371-584)
Phần 4: Thị Kính
nuôi con Thị Mầu (585-692)
Phần 5: Thị Kính
rửa sạch tiếng oan và thành Phật (693-786)
Về sau, Quan Âm
Thị Kính được xây dựng lại thành một vở chèo, và chia làm 3 phần: Án giết
chồng, Án hoang thai và Oan tình được giải – Thị Kính lên tòa sen.
2. Hình tượng nhân vật Thị Mầu
Thị Kính là một
phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, được bố mẹ gả cho Sùng Thiện
Sĩ – một thư sinh đẹp trai, chăm học. Một lần đọc sách mệt, Thiện Sĩ ngủ thiếp
đi. Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có
một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính
liền cầm lên định tỉa sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề
vào cổ mình, liền tri hô là vợ định giết mình. Thế là Thị Kính mang tội tầy
đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án.
Tình ngay lý gian,
không sao giãi bày được nỗi oan, Thị Kính cắn răng chịu tủi nhục, quay về nhà
cha mẹ. Nhưng rồi nỗi oan khổ cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai, nàng bèn quyết
tâm đi tu, trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên.
Đang đêm, nàng cắt tóc, cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà. Lại một lần
nữa, Thị Kính bị mang tiếng oan, bởi thiên hạ đồn là bỏ nhà theo trai...Thật sự
thì nàng tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên
phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế.
Sư cụ, không hề
biết nàng là gái, bèn nhận nàng cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Trong làng
có Thị Màu, con gái của một phú ông, có tính lẳng lơ, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm
thì đem lòng yêu trộm. Bao lần Thị Màu tán tỉnh nhưng “chú tiểu” Kính Tâm vẫn
cứ thản nhiên, càng làm cho Thị Màu say mê. Quen thói trăng hoa, Thị Màu bèn tư
thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt
vạ. Thị Màu bèn vu vạ cho Kính Tâm ăn nằm với thị. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi
đến tra khảo, không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này.
Sư cụ thấy “chú
tiểu” bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Dù thương xót
Kính Tâm, nhưng vì sợ ô danh chốn thiền môn nên sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra
ở ngoài mái tam quan. Thị Màu sanh con trai, đem đứa bé bỏ trước cổng chùa.
Động lòng từ bi, Kính Tâm ra ẵm lấy đứa bé và chăm lo nuôi nấng hết lòng.Ngày
ngày, Kính Tâm phải bế đứa bé đi xin sữa khắp đầu làng cuối xóm trong sự cười
chê của thế gian. Ba năm sau, Kính Tâm yếu hẳn đi, trước khi mất, viết một lá
thư dặn đứa bé giao lại cho cha mẹ mình. Đứa bé vội lên chùa trên báo cho sư
cụ. Lúc đó, mới hay Kính Tâm là đàn bà. Khi lá thư của nàng về đến quê thì mọi
người biết nàng không phải là gái giết chồng. Nỗi oan tình của Thị Kính từ đó
được tỏ, nhưng vẫn còn đọng lại một điều gì đó quá nặng nề với người đời.
Cần phải nhận thấy rằng, việc Kính Tâm nhận cái thai của Thị Màu cũng có nhiều nguyên nhân ẩn sâu bên trong. Là một người phụ nữ, Kính Tâm nhận thấy được cuộc sống và tình cảm của Thị Màu có những uẩn
khúc riêng. Việc “không chồng mà chửa” của Thị Mầu (người phụ nữ) đối với đạo
đức nghiệt ngã của xã hội thời bấy giờ là một tội trạng quá cỡ. Hình phạt có
thể là gọt tóc bôi vôi rồi thả bè trôi sông. Vì vậy chúng ta có thể hiểu thêm,
việc Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm không đơn thuần chỉ là hành động vu oan giá
họa cho kẻ tu hành mà đó thực sự là kêu cứu lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của
phật. Và đây là điều cao cả chỉ có ở Kính Tâm – một người xuất gia, lại là nữ
giới, sự kết tinh của từ bi, trí tuệ và tư chất hai ấy chính là lí do để Kính
Tâm chịu oan để Thị Mầu bớt khổ. Như thể “nhẫn vô sanh nhẫn” ở đây hoàn toàn
đâu phải là thái độ phản kháng tiêu cực và thụ động. Nhẫn ở đây là nhẫn nhục
hiền hòa, là nhẫn điều khó nhẫn, là hy sinh chính mình, chịu oan chịu khổ thay
người khi cuộc đời đang còn tràn đầy bất công nghiệt ngã.
Từ lôgic này mà
việc Thị Mầu đem con bỏ trước cổng chùa là sự gửi gắm đúng địa chỉ. Tính hợp lí
ở đây không đơn giản chỉ vị Thị Mầu thấy Kính Tâm mặc nhiên chịu oan nhận tội
mà quan trọng hơn, Thị đã nhận ra được đức từ bi quảng đại của bậc chân tu này.
Âu, đây cũng là bước để người ta xét lại con người Thị, những hành động mà Thị
đã làm.
Đối lập hoàn toàn với Thị Kính là Thị Màu, Thị Màu lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo. Thị Màu đáng giận, đáng trách. Vì Thị Màu mà THị Kính bị oan, phải nuôi con trong chốn thiền môn. Từ chuyện tích này, dân
gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà
không sao giãi bày được. Từ thành ngữ nói trên, đã hình thành một thành ngữ
phái sinh là “oan Thị Màu” để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây
ra nhưng vẫn cứ kêu oan, như Thị Màu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa
mà vẫn cho rằng mình… oan!
Thực ra, Thị Màu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Bởi vì người phụ nữ có quyền yêu nhưng không được yêu, có quyền được làm mẹ nhưng lạ không thể kàm mẹ. THị Màu yêu say đắm Kính Tâm nhưng không được đáp trả, nàng vốn có tính lẵng lơ nên đã tư thông với tên người hầu để phải chửa. Nàng chửa, rồi đổ vạ cho Kính Tâm khiến cho Kính Tâm phải chịu oan. Nhưng rồi tới khi sinh con cũng không được cha cho nuôi, bắt đem đứa con ấy đến chùa. Xót xa thay! Tình máu mủ đâu có thể nói bỏ là bỏ được. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau rồi phải mang đứa con mình ra trước cổng chùa, để phó mặc nó sống sao thì sống, ai mà không xót xa, thương cảm cho được. Như vậy, chẳng phải Thị Màu đã trở thành một kẻ đáng thương rồi sao?
Chiếu chèo sân đình tái hiện lại một Thị Màu thực dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Xét cho cũng, dù Thị Màu là con nhà Phú ông, là người có nhiều tính xấu nhưng số phận cũng gống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát!
Nhắc đến hình tượng nhân vật Thị Màu, chúng ta cảm thấy động lòng khi đọc lại bài thơ "Thị Mầu" của nhà thơ Anh Ngọc:
Chiếu chèo sân đình tái hiện lại một Thị Màu thực dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Xét cho cũng, dù Thị Màu là con nhà Phú ông, là người có nhiều tính xấu nhưng số phận cũng gống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát!
Nhắc đến hình tượng nhân vật Thị Màu, chúng ta cảm thấy động lòng khi đọc lại bài thơ "Thị Mầu" của nhà thơ Anh Ngọc:
"...Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức
Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu,
Những cánh màn đã khép lại đàng sau
Táo vẫn rụng sân đình không ai nhặt,
Bao Thị Mầu trở về với đời thực
Vị táo còn chua mãi ở đầu môi."
Đáng phải nghĩ,
đáng để chúng ta được suy xét lại khi phán xét một con người đáng thương trong
xã hội cũ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét