NGHỆ
THUẬT CỦA NGÔN TỪ
I.
Ngôn từ,
chất liệu của văn học
Văn học là “ nghệ thuật ngôn từ”. Quan niệm này nhấn mạnh một đặc
trưng của văn học (phân biệt văn và những loại hình nghệ thuật khác). Ở ta, có
một thời giảng văn là giảng chính trị. Sau khi nắm được đặc trưng nói trên,
việc truyền đạt các nội dung của tác phẩm văn học được thực hiện trên cơ sở bám
lấy từ. Nhưng phương pháp dạy văn bám lấy từ (cho đúng với đặc trưng các bộ
môn) thường được thực hiện hết sức thô thiển, máy móc, trong thực tiễn dạy văn
của nhiều giáo viên văn, “bám lấy từ” có nghĩa là:
- Chỉ ra trong câu, trong đoạn của bài văn một số từ và nói rằng nội
dung như thế này, như thế kia là ở những từ này, từ nọ (học sinh cũng làm như
vậy).
- Tinh tế hơn, thì chỉ ra trong câu hoặc đoạn văn những mỹ từ pháp:
điệp ngữ, ẩn dụ, đảo ngữ, so sánh, điệp âm, hoán dụ…
Đây là bám lấy từ một cách hình thức, là chủ nghĩa hình thức trong dạy
văn, hiệu quả có khi còn tồi tệ hơn cách dạy nói chính trị hoặc xã hội học
thoát ly văn bản. Đặc biệt học sinh thường bám lấy từ một cách hết sức vụng
dại, ngô nghê.
Cái hay của bài văn không phải ở bản thân những từ và mỹ từ pháp ấy,
mà chính là ở nội dung được truyền đạt một phần và chỉ một phần thôi nhờ vào
những từ và mỹ từ pháp ấy.
Chỉ những câu thơ có “nhãn tự” thì chỉ ra được những “ nhãn tự” là đầy
đủ ý nghĩa, những câu thơ như vậy là rất hiếm. Giáo viên nhiều khi chỉ làm công
việc gọi tên những mỹ từ pháp trong bài văn. Điều quan trọng trong giảng văn là
nói cho được nội dung đã khởi sắc hơn, lấp lánh hơn nhờ vào mỹ từ pháp như thế
nào. Không nói được những điều này thì việc gọi ra tên những từ và mỹ từ pháp
trở thành một việc làm vô nghĩa. Bám lấy từ chỉ là một việc làm vô nghĩa. Bám
lấy từ chỉ là một cách để làm sáng tỏ nội dung. Còn nhiều cách khác. Giáo viên
có thể tạo ra nhiều liên tưởng bên ngoài văn bản, bên ngoài tác phẩm. Bám
lấy từ chỉ là bước đầu để tiếp cận nội dung của bài văn có khi là ở “ sự im
lặng giữa những từ”.
Cách dạy văn bám lấy từ như đã nói ở trên đương trở thành một tai họa
phổ biến ở trường phổ thông, thực chất là một cách làm việc vu vơ, lười nghĩ.
“Văn học là nghệ thuật ngôn từ”. Ngôn từ không chỉ bao gồm từ, mỹ từ.
Trong tác phẩm văn học, câu văn phải có hồn. Ngay trong một bài viết lý luận mà
câu văn có hồn thì còn “văn học” hơn một bài thơ giàu hình ảnh nhưng câu thơ
không có hồn (điều này có thể cảm nhận được rất rõ mặc dù nói cho ra được điều
này không dễ). Câu văn có hồn là câu văn có giọng, ngữ điệu, bởi vì từ ngữ của
bài văn được chọn có thông báo nhiều điều quan trọng nhưng bài văn không có
giọng đọc lên vẫn nhạt nhẽo vô vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của
bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực
bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng
cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được
cái giọng càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên.
Về phương diện này quan điểm của nhà nghiên cứu văn học M.B. Khravchenko tiếp
cận tác phẩm văn học như một “ kết cấu các giọng điệu”, như một “ hệ thống các
ngữ điệu”, như một “gam ngữ điệu” là một luận điểm có ý nghĩa phương pháp luận
quan trọng đối với công việc giảng văn. “Hơi văn”, “văn khí”, “giọng văn”…đó là
những khái niệm rất cơ bản của các tác phẩm văn học. Người Pháp có câu “ Cest le ton qui commande la
musique” ( Chính cái giọng chi phối bài nhạc). Ở những áng văn hay, cái giọng
của câu văn mở đầu có ý nghĩa quyết định cho sự cảm nhận cảm hứng chủ đạo và
nội dung của toàn bộ tác phẩm. Nhà văn Marquer có thuật lại sau khi viết xong
truyện Giờ rủi ro, ông đã đầy đủ tư liệu để viết Trăm năm cô đơn nhưng ông
không thể nào cầm bút viết vì chưa tìm được giọng. Mãi năm năm sau ông mới tìm
được giọng thích đáng: đó là cách kể của một bà già nói về những chuyện hoang
đường, siêu nhiên bằng một giọng hết sức tự nhiên. Chỉ khi ấy, tác giả mới viết
được. Phải mấy năm mới tìm ra giọng. Hóa ra giọng kể có khi còn quan trọng hơn
câu chuyện được kể rất nhiều! Muốn hiểu Truyện Kiều phải bắt được cái giọng của
tác giả trong sáu câu triết luận mở đầu. Điều quan trọng trong đoạn mở đầu này
không chỉ ở luật oái oăm, ác hại trong “cõi người ta”: tài mệnh tương đố, bỉ
sắc tư phong, hồng nhan bạc mệnh. Điều quan trọng hơn cả là cái giọng mỉa mai,
hờn mát, đay đả của tác giả khi nói đến những luật này:
“Trăm năm trong cõi
người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo
là ghét nhau.”
Tác giả không thản nhiên
ghi nhận cái luật oái oăm này. Thái độ tác giả bao hàm nhiều sắc thái. Từ “khéo
là” có bao nhiêu nghĩa thì cái giọng của tác giả biểu hiện ở đây có bấy nhiêu
sắc thái: mỉa mai, hờn mát, bỡn cợt, châm chọc… “Tài mệnh tương đố” không phải
là tư tưởng của Truyện Kiều. Triết lý của Truyện Kiều là ở cái giọng của tác
giả khi nói về tư tưởng này, nói ở chữ “khéo là” xen vào câu “tài mệnh tương
đố”.
“Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má
hồng đánh ghen”
Cũng như cách phân tích ở
trên, “bỉ sắc tư phong”, “hồng nhan bạc mệnh” không phải là tư tưởng đích thực
của Truyện Kiều. Ở đây cái giọng của tác giả rất rõ. Trước luật cõi đời và luật
của trời, Nguyễn Du là một người đáo để với cái giọng đay đả, đay nghiến của
ông: “Lạ gì…” ở đây bộc lộ một thái độ dè bỉu, bực tức, chán ngán. Khi ta
nói “ lạ gì anh ấy” thì hoặc là ta dè bỉu, hoặc là ta bực tức, hoặc là ta chán
ngán…anh ấy, chắc không phải là một thái độ thiện cảm.
Cái giọng văn của Nguyễn Du
khi nói đến luật “hồng nhan bạc mệnh” bao hàm một thái độ đối với “trời xanh”,
một cái giọng xẵng và có thái độ xấc. Với thái độ ấy và cái giọng ấy, nhà thơ
có chửi luôn cả trời thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nếu như “ trời xanh quen
thói” thì sự “ má hồng đánh ghen” không thể là một điều tốt lành. “ Quen thói “
có nghĩa là làm theo quán tính. Có thể nói “ quen thói hại người”, không bao
giờ nói “quen thói giúp người”. Làm điều thiện, dù rất nhỏ bao giờ cũng đòi hỏi
sự nỗ lực. Mỗi lần làm điều thiện là một lần nỗ lực mới. Có thể làm điều thiện
theo quán tính, nhưng như vậy có còn là thiện nữa không?
Trong câu tục ngữ “ Ăn
không nên đọi, nói không nên lời” thì “nói không nên lời” là một sự đau khổ của
con người. Năng lực văn nhất thiết phải bao hàm năng lực nói nên lời. Có ý, có
từ đấy nhưng vẫn lúng túng chưa thành câu, hoặc câu văn có thành thì tẻ nhạt,
bởi vì còn thiếu cái quan trọng nhất: thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa có
ngữ điệu, giọng điệu thích đáng. “Vạ miệng” nhiều khi chỉ là do không tìm được
một giọng thích đáng để trình bày chân lý. Khi người ta có cảm hứng, dường như
giọng và ngữ điệu nảy sinh trước và từ ngữ dường như được gọi đến thể hiện ngữ
điệu và giọng điệu thành lời, thành câu. Lời và văn hình thành như vậy thường
rất hoạt. Người giỏi văn không chỉ là dồi dào ý, giàu từ ngữ mà còn giàu ngữ
điệu, giọng điệu. Mỗi lần cần đến, có thể tìm được ngay giọng nói hoặc ngữ điệu
thích đáng. Vả chăng, ý hình thành chưa rõ, chưa dứt khoát nhừo giọng điệu trở
thành rõ hơn, dứt khoát hơn. Người dạy văn giỏi tạo ra nhiều ngữ điệu, giọng
điệu thích đáng, đa dạng, ăn sâu vào cảm nhận của học sinh và đây là một phần
quan trọng trong tiềm lực văn của học sinh. Cảm hứng nào, giọng điệu ấy; nhưng cũng
có thể ngược lại, giọng điệu định hướng sự hình thành cảm hứng. Ở trường phổ
thông, đặc biệt cấp cơ sở, học thuộc lòng để thuộc ngữ điệu, tiết tấu cũng như
đọc diễn cảm để thấm các giọng điệu của bài văn là hết sức quan trọng. Cũng
phải thể tất cho giáo viên văn đôi khi “nói trạng” ở lớp. Tuy có lan man ngoài
đề nhưng sự giàu có ngữ điệu và giọng điệu ở người có tài “trạng” sẽ để lại sự
cảm nhận của học sinh những điều có khi còn quý giá hơn kiến thức. Đấy là chưa
nói không khí hào hứng tạo ra trong lớp hết sức cần thiết cho sự cảm thụ văn
học. Nói trạng hay cũng là một tài năng.
“ Văn học là nghệ thuật
ngôn từ”. Dạy văn không chỉ có dạy ngôn từ, còn có một mục tiêu cơ bản
hơn là xây dựng và bồi dưỡng ý thức ngôn từ. Có ý thức về sức khỏe còn quan
trọng hơn là có sức khỏe. Có ý thức về ngôn từ là có ý thức về tính tích cực
chủ động và khả năng sáng tạo của mình trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ngôn
từ của xã hội. Là người có ý thức - không cứ gì trong đọc văn hay đọc sách báo,
mà ngay cả trong giao tiếp hằng ngày- thường xuyên nhặt nhạnh những từ ngữ độc
đáo, những cách nói đích đáng, những cách diễn đạt thần tình làm giàu cho vốn
từ ngữ của mình, thường xuyên tiếp nhận những giọng điệu, ngữ điệu làm giàu cho
khẩu khí, văn khí của mình.
Để bồi dưỡng ý thức ngôn từ cho học sinh, ở những lớp dưới, có thể cho
các em làm quen với những cách nói láy, chơi chữ tài tình. Ở những lớp trên, có
thể phân tích từ nguyên của từ, cảm nhận sự lấp lánh nghĩa đen và nghĩa bóng
trong ngôn ngữ, cảm nhận sự trả lại nghĩa đen cho từ được dùng theo nghĩa đen,
giúp cho các em thử nghiệm việc xé những cụm từ cố định để làm sống lại nghĩa của
từ bị lờn mòn trong cụm từ cố định…Chẳng hạn, thường ta nói “ đau lòng”, khi
Nguyễn Du nói “ đau đớn lòng” thì cụm từ cố định “đau lòng” bị xé ra và đau đớn
làm sống lại ý nghĩa đích thực của từ “đau”. Tìm những thủ pháp nhằm kích
thích, bồi dưỡng ý thức ngôn từ của học sinh, đó là một lĩnh vực còn mới mẻ của
giáo học pháp giảng văn và đương chờ đợi những tìm tòi, sáng kiến của giáo viên
văn học.
Có thức ngôn từ là có ý thức về sức mạnh của ngôn từ. Hơn ai hết, các
nhà văn có ý thức về sức mạnh này. “Tôi biết sức mạnh của ngôn từ…ngôn từ là
tướng của đạo quân sức mạnh con người” ( Maiakovsky). Nghĩa của ngôn từ càng
hèn kém đi thì xã hội càng ít thành đạt trong tất cả những biểu hiện của nó.
Ngôn từ là chìa khóa cho “tất cả”.
II.
ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
1.
Tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ
a. Hình
tượng ngôn từ thiếu tính trực quan
Tính độc
đáo của chất liệu xây dựng nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho
hình tượng văn chương mang tính phi vật thể. Người ta vẫn thường đối lập văn
chương với nghệ thuật. Đây không phải là ngẫu nhiên. Có thể phân chia thế giới
nghệ thuật của con người ra làm hai loại: một loại chỉ có một ngành là văn
chương, còn loại kia là gồm tất cả các ngành nghệ thuật khác. Căn cứ vào chất
liệu xây dựng hình tượng thì cách phân chia này hoàn toàn hợp lí. Các ngành
nghệ thuật (ngoài văn chương) hình tượng của nó được xây dựng bằng chất liệu
vật chất cụ thể của tự nhiên: gỗ, đá, kim loại, sơn màu, thân thể con người
v.v… Từ những vật liệu có tính chất vật thể đó, hình tượng các loại hình nghệ
thuật được xây dựng nên đều mang tính hữu hình trực tiếp, tính xác thực, tính
trực quan. Các hình tượng hữu hình vật thể này có khả năng tác động trực tiếp
vào giác quan, gây nên những ấn tượng, cảm xúc thị giác mạnh mẽ.
Được xây
dựng từ chất liệu ngôn từ, hình tượng văn chương không tác động trực tiếp vào
các giác quan của chúng ta, dù là thị giác hay thính giác. Người thưởng thức
tác phẩm văn chương được gọi là độc giả còn người thưởng thức tác phẩm nghệ
thuật thường được gọi là khán giả, mặc dầu cả 2 loại người này đều dùng mắt cả.
Chỉ bởi, đối với văn chương không ai trực tiếp nhìn, ngắm hình tượng của nó
bằng mắt cả. Các hình tượng văn chương hiện lên trong óc người thưởng thức bằng
trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các
biểu tượng về đối tượng được miêu tả, nhờ vào trí tưởng tượng mà người đọc
dường như tái tạo đối tượng miêu tả mà văn bản chỉ ra. Như thế chúng ta không
sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy trực tiếp tượng văn chương. Các hình tượng văn
chương thiếu tính trực quan, chúng phi vật thể.
Nghệ
thuật là qui luật của tình cảm, mà tình cảm chỉ xuất hiện khi con người tiếp
xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng cụ thể. Đứng về phương diện này, văn
chương phải nhường chỗ cho các nghệ thuật khác. Tính phi vật thể của hình tượng
văn chương đã không thể tạo ra được tri giác cảm tính trực tiếp. Đây là một
khiếm khuyết, nhiều khi không phải là nhỏ của văn chương. Để khắc phục tình
trạng đó, nghệ sĩ ngôn từ luôn luôn phấn đấu cho các hình tượng vật thể của
mình trở nên hữu hình. Vì vậy, mà tính tạo hình là một thuộc tính của hình
tượng văn chương. Người xưa thường nói “thi trung hữu họa”, ngày nay Gorki đã
gọi văn chương là nghệ thuật tạo hình bằng phương tiện ngôn ngữ. Chính những
biểu tượng hữu hình mà ngôn từ gợi nên đã khiến cho độc giả có cảm giác là có
thể cảm thụ nghệ thuật văn chương bằng thị giác.
b. Hình
tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả
Nếu như
các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác
quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại
có năng tác động tới người đọc không chỉ ở cơ quan thị giác mà cả thính giác,
vị giác và khứu giác. Độc giả dường như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để
tiếp nhận hình tượng văn chương. Những câu thơ sau đây ta phải dùng thị giác để
tiếp nhận màu sắc, hình khối của hiện thực:
- “Cỏ non xanh tận chân
trời
Cành lê trắng điểm một
vài bông hoa”
Những câu
thơ sau đây ta phải dùng thính giác để tiếp nhận âm thanh cuộc sống:
- “Sóng sầm sịch lưng
chừng ngoài biển bắc
Giọt mưa tình rỉ rắc
chốn hàng hiên”.
- “Đùng đùng gió dục
mây vần
Một xe trong cõi hồng
trần như bay”.
Hình
tượng ngôn từ còn đem đến cho con người cả hương vị cuộc sống:
- “Em ạ! Cu_ba ngọt lịm
đường
Mía xanh đồng bãi, biếc
đồi nương”.
Hình
tượng văn chương còn đem đến cho con người những cảm giác khác:
- Cảm
giác về sự đau đớn:
“Cháu buốt ở trong tim
này
Nơi tang đeo suốt đêm
ngày Bác ơi”.
Đó là
những cảm giác ngoài cảm giác vì nó không do các giác quan đem lại mà do sự thể
nghiệm của độc giả đưa lại khi các hình tượng văn chương tác động tới sự tưởng
tượng trí tuệ của chúng ta.
Tính hơn
hẳn của nghệ thuật ngôn từ không chỉ ở chỗ nó tác động tới nhiều cơ quan cảm
giác của người đọc mà còn ở chỗ tác động tới trí tưởng tượng trí tuệ. Thực sự
thì nghệ thuật ngôn từ không lấy mục đích tối thượng là khắc họa bản thân các
thuộc tính của sự vật để có thể cảm nhận bằng giác quan của người đọc, mà nó
lấy việc khắc họa những phản ứng của ý thức con người trước hiện thực làm quan
trọng. Do đó, điều quan trọng trong hình tượng nghệ thuật ngôn từ là tâm trạng
và muốn thưởng thức nó bạn đọc không phải nhìn ngắm mà là thể nghiệm. Ðây là
tâm trạng đau đớn vì mất mát quá lớn của Nguyễn Khuyến:
“Bác Dương thôi, đã
thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm
ngùi lòng ta.”
c. Tính chủ
quan, cá biệt của hình tượng văn chương
Hình
tượng nghệ thuật văn chương là phi vật thể nó lại lấy việc khắc họa tâm trạng,
thể hiện các môn quan hệ, các phản ứng của ý thức con người - là những cái vô
hình - làm chủ yếu, chứ không lấy sự liệt kê các chi tiết có thể thụ cảm bằng
thị giác làm cứu cánh. Ðo đó, trong các liên tưởng ở người đọc do hình tượng
ngôn từ gợi nên có tính chủ quan cá biệt, thậm chí tùy tiện. Nhưng đây lại là
đặc trưng bản chất của văn chương. Không nói những yếu tố vô hình mà ngay những
yếu tố hữu hình - ví dụ như ngoại hình nhân vật, phong cảnh thiên nhiên của
hình tượng văn chương, biểu tượng của chúng xuất hiện rất khác nhau ở người
đọc, khác với biểu tượng xuất hiện của người xem tranh, xem kịch hay xem chiếu
bóng. Trong các người đọc khác nhau sẽ xuất hiện những biểu tượng khác nhau về
cùng một nhân vật văn chương. Tố Hữu xem Kiều là con người đáng thương:
- “Bâng khuâng nhớ Cụ,
thương thân nàng Kiều”.
- “Tố Như ai, lệ chảy
quanh thân Kiều”.
Còn Tản
Ðà xem Kiều là người con gái đáng trách:
“Ðoạn trường cho đáng
kiếp tà dâm
Bán mình trong bấy
nhiêu năm
Dễ đem chữ hiếu mà lầm
được ai.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét