Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Ý NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ Ý NGHĨA HÀM ẨN TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”


1. Khái quát về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
Nghĩa tường minh: Nghĩa trực tiếp, do các yếu tố ngôn ngữ đem lại
Nghĩa hàm ẩn: Nghĩa gián tiếp, nhờ suy ý mới nắm bắt được
2. Phân loại tổng quát nghĩa hàm ẩn
2.1. Ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên
·         Ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên: Được suy ra một cách ngẫu nhiên
·         Ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (cố ý): Được truyền đạt một cách có ý định.
2.2. Phân loại ý nghĩa hàm ẩn
a)      Tiền giả định (kí hiệu: pp’): Những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn, gồm
§  Tiền giả định nghĩa học
§  Tiền giả định dụng học
b)     Hàm ngôn (kí hiệu: imp): Những nội dung có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó.
§  Hàm ngôn nghĩa học
§  Hàm ngôn dụng học
3. Tiền giả định và hàm ngôn
4. Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn cố ý (không tự nhiên)
Cơ chế tổng quát: Dựa vào tất cả các quy tắc ngữ dụng học, từ quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, đến quy tắc chi phối các hành động ngôn ngữ, quy tắc lập luận và các quy tắc hội thoại. Trên cơ sở đó
§  Người nói tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ngữ dụng, sẽ tạo ra ý nghĩa tường minh.
§  Người nói một mặt tôn trọng các quy tắc ngữ dụng và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình, sẽ tạo ra ý nghĩa hàm ẩn cố ý
4.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất : Cố ý thay đổi cách xưng hô hàm ẩn sự thay đổi về quan hệ giao tiếp
4.2. Sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp: Cố ý vi phạm các điều kiện sử dụng hành vi ở lời nhằm truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn
4.3. Sự vi phạm quy tắc lập luận: Cố ý không hoàn tất các bước lập luận
4.4. Sự vi phạm các quy tắc hội thoại: Cố ý vi phạm các quy tắc điều khiển cấu trúc, chức năng của hội thoại
4.5. Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và ý nghĩa hàm ẩn
  • Sự “xúc phạm” phương châm về lượng
  • Sự “xúc phạm” phương châm về chất
  • Sự “xúc phạm” phương châm về quan yếu
  • Sự “xúc phạm” phương châm về cách thức
(Xem thêm các ví dụ ở TL đã dẫn, tr. 377 – 392)
5. Phân loại hàm ngôn
  • Hàm ngôn ngữ nghĩa: Những hàm ngôn được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn. Có cơ sở là các “lẽ thường”. Còn gọi là hàm ngôn lập luận, hàm ngôn mệnh đề (vì căn cứ vào mệnh đề đã được diễn đạt một cách tường minh trong phát ngôn)
  • Hàm ngôn ngữ dụng: Những hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng
6. Phân loại tiền giả định
6.1. Tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ
Xem xét các trường hợp sau:
<1> Ông đội trạm… sửng sốt… khi thấy ông Lê Cư Điền… đội một chiếc mũ trắng cũ kĩ đến mấy năm chưa đánh phấn (Nam Cao, Nước mắt)
<2> Anh ta khen cô ta xinh và bị cô ta mắng cho.
<3> Tuy là em nhưng nó học giỏi hơn anh nó.
<4> Trời lại mưa rồi.
<5> Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
<6> Tôi hối hận quá.
<7> Tớ không biết là cậu đã lấy chồng.
<8> Hồng trách Thắng không giữ lời.
  • TGĐ bách khoa: Bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến.
  • TGĐ ngôn ngữ: Những TGĐ được diễn đạt bằng các tổ chức hình thức của phát ngôn. Gồm 2 nhóm:
    • TGĐ ngữ dụng và TGĐ nghĩa học
    • TGĐ từ vựng và TGĐ phát ngôn
6.2. Tiền giả định  ngữ dụng và tiền giả định nghĩa học
  • TGĐ ngữ dụng: Những nhân tố quy tắc dụng học làm tiền đề cho một phát ngôn nào đó.
  • TGĐ nghĩa học: TGĐ có quan hệ với tổ chức hình thức ngôn ngữ diễn đạt nội dung miêu tả tường minh của phát ngôn. Gồm
    • TGĐ tồn tại
    • TGĐ đề tài
    • TGĐ điểm nhấn
6.3. Tiền giả định từ vựng và tiền giả định cú pháp (phi từ vựng)
a) TGĐ từ vựng: Những ý nghĩa, chức năng của từ quy định điều kiện sử dụng từ được hiện thực hóa, trở thành TGĐ từ vựng của phát ngôn.
Gồm:
·         TGĐ từ thực: Những TGĐ do ý nghĩa của từ thực tạo nên.
o   TGĐ hạn chế lựa chọn: Tương ứng với các nét nghĩa đặc hữu trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ (nhắm nói về mắt, sủa nói về chó…)
o   TGĐ khái quát: Tương ứng với các nét nghĩa khái quát, nghĩa phạm trù trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ (chạy, bò, lăn… có chung nét nghĩa khái quát là vận động dời chỗ…)
·         TGĐ từ hư: Những TGĐ do sự xuất hiện của những từ hư trong phát ngôn mà có
b) TGĐ cú pháp: Những TGĐ do tổ chức của phát ngôn diễn đạt (trừ ý tường minh) và không gắn với ý nghĩa hoặc chức năng của từ.