Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Đắk Lắk: Nhiều tuyến quốc lộ xuống cấp



Hiện nay, nhiều hạng mục giao thông trên các tuyến Quốc lộ (QL) đi qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk có dấu hiệu xuống cấp, gây trở ngại lớn cho giao thông và đời sống sinh hoạt của người dân.
Quốc lộ xuống cấp...
QL 29 có điểm đầu tại cảng Vũng Rô (tỉnh Phú Yên), điểm cuối tại thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) là tuyến đường giao thông hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh cho 2 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên nói riêng, khu vực duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung. Hiện tại, đoạn nối dài QL 29 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là đường cấp IV miền núi, nhiều đoạn đã xuống cấp, hư hỏng nặng nề. Trong khi đó, QL 27 đi qua địa bàn Đắk Lắk (có chiều dài 88,5Km) được xây dựng từ năm 1993, mặc dù đã được Bộ GTVT đầu tư cải tạo nhưng có nhiều hạng mục hư hỏng nặng, cần được đầu tư xây dựng gấp. Cầu Giang Sơn (dài 120m, trên QL 27, xây dựng từ năm 1994) bị xói sâu, dầm chủ bị võng và mặt cầu đã bị nứt nhiề vị trí. Cây cầu được xếp vào loại cầu yếu, chỉ cho phép xe trọng tải dưới 290 tấn chạy với vận tốc dưới 15km/h qua cầu. Một số đoạn đường trên QL 26 đi qua khu đông dân cư, trường học,... cần được quy hoạch mở rộng.
Trên QL 14, một số đoạn lân cận thành phố Buôn Ma Thuột đang xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Nhiều đoạn đường nội thành có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc xuống cấp nặng nề. Đoạn từ ngã ba Ea Kao đến ngã ba Duy Hòa đang trong quá trình xây dựng đang là nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông vì hứng chịu khối lượng bụi vô cùng lớn mỗi lúc nắng nóng và dễ bị “ngập” trong những vũng nước sâu ngay giữa đường. Đặc biệt, đoạn gần cầu Ea Tam có độ dốc cao, lại xuất hiện nhiều hố sâu ngay giữa lòng đường nên mỗi khi mưa lớn, dòng nước đổ về mạnh, có thể cuốn trôi người và phương tiện tham gia giao thông. Đây cũng là khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

Đoạn tuyến giao thông từ cửa khẩu Quốc gia Đắk Ruê (Việt Nam – Campuchia) đến thị xã Buôn Hồ có chiều dài 105Km (tương lai sẽ là QL 29 kéo dài), kết nối cửa khẩu Đắk Ruê với các QL 14C, QL 14 và QL 29 đến cảng Vũng Rô cần sớm được dầu tư xây dựng. Nếu hoàn thành, đây là tuyến đường nối thông các tỉnh Duyên hải miền Trung với cửa khẩu Đắk Ruê, góp phần hình thành mạng lưới giao thông vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Vẫn chưa có vốn...
UBND tỉnh Đắk Lắk đã có kiến nghị với Chính phủ trong việc xem xét, bố trí vốn đầu tư để các dự án sớm được tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, Thứ trưởng  Bộ GTVT Phạm Hồng Trường cho biết: trở ngại lớn nhất hiện tại của Bộ là thiếu nguồn vốn. Hiện nay Thủ tướng Chỉnh phủ đã có Nghị quyết đề nghị Quốc hội phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 để dầu tư xây dựng QL 1, QL 14 đoạn qua Tây Nguyên và một số dự án cấp bách khác (ước tính khoảng 60.000 tỉ đồng). Theo kế hoạch của Bộ, các dự án trên QL 26, QL 27 sẽ được đầu tư xây dựng từ năm 2014; dự án trên QL 29 có vốn đầu tư lớn (khoảng 1.000 tỉ đồng), Bộ đã tính toán xây dựng trước năm 2020 nhưng sau khi cân đối lại thì dự án này sẽ được khởi động vào năm 2015.
Đắk Lắk là một tỉnh có đường QL 14 đi qua tương đối dài, đặc trưng khí hậu Tây Nguyên phân mùa rõ rệt nên việc giải phóng mặt bằng cần được tiến hành nhanh chóng trong mùa mưa để đến mùa khô có thể tiến hành xây dựng. Để đạt tính khả thi cao, Bộ đề nghị tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ giải quyết vấn đề nguồn vốn, cân đối việc chi ngân sách của tỉnh để giải quyết vấn đề mặt bằng, đồng thời đề xuất Chính phủ phương án vay vốn từ các ngân hàng để cấp cho các nhà thầu tiến hành xây dựng, sau khi phát hành trái phiếu Bộ sẽ tiến hành trả cả gốc và lãi.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Đề cương ôn tập (phần 12)

Câu 12: Trình bày những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trả lời:
1. Trình bày những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trung với nước, hiếu với dân
Nội dung chủ yếu của ‘trung’ với nước là:
+ Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.
+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nội dung của hiếu với ‘dân’ là:
+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
+ Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình.
+ Liêm là phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng, không tâng bốc mình.
+ Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình, với người, với việc.
à Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc.
+ Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng.
- Yêu thương con người, sống có tình nghĩa
+ Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột.
+ Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người.
+ Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo.
- Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Đề cương ôn tập (phần 11)

Câu 11: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới ở nước ta? Liên hệ đến việc xây dựng văn hóa Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
1. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới ở nước ta
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời (1945), Hồ Chí Minh đã bắt tay vào xây dựng một nền văn hóa mới. Năm 1948, Đảng tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc và chủ trương xóa bỏ nền văn hóa nô dịch, ngu dân của thực dân Pháp, xây dựng một nền văn hóa mới với phương châm: “dân tộc – khoa học – đại chúng”. Trong những năm 1948 – 1950, Đảng và Nhà nước mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cải cách giáo dục nhằm loại trừ những yếu tố của nền giáo dục cũ, xậy dựng một nền văn hóa – giáo dục dân chủ nhân dân. Nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ mới. Miến Bắc đang trong  thời kỳ quá độ đi lên XHCN nên nền văn hóa được xây dựng là nên văn hóa XHCN.
- Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tính chất của nền văn hóa thể hiện ở 3 yếu tố:
+ Tính dân tộc của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong việc khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa vốn đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là cơ sở để phân biệt nền văn hóa của chúng ta với bất kì một nền văn hóa của dân tộc nào khác trên thế giới. Phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự lực, tự chủ, tự cường,… của dân tộc sẽ là cơ sở cho nền văn hóa của chúng ta tiến lên ngang bằng với những nền văn hóa khác trên thế giới. Chúng ta đồng thời cũng phải tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và áp dụng nó một cách có hiệu quả trong từng thời kỳ, trong từng giai đoạn lịch sử sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
+ Tính khoa học thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Chúng ta bước vào thời kỳ xây dựng nền văn hóa mới trong sự chống phá của các thế lực thù địch, của chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan,… nên việc học tập, truyền bá tư tưởng triết học Mác – xít là vô cùng quan trọng. Có như vậy chúng ta mới không lâm mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+ Tinh đại chúng thể hiện ở đối tượng phục vụ của nền văn hóa. Nền văn hóa dân tộc dân tộc dân chủ nhân dân là nền văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.
- Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá thể hiện:
+ Nội dung XHCN: tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ Tính dân tộc của nền văn hoá là giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
2. Liên hệ đến việc xây dựng văn hóa Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những nội dung sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Phải nhận thức giao lưu, hội nhập và một xu thế tất yếu khách quan hiện nay, nhưng chứa đựng trong đó cả mặt tích cực và tiêu cực. Mở rộng giao lưu, hội nhập trên cơ sở lấy bản sắc dân tộc làm nền tảng. Cần nhìn nhận văn hóa trong mối quan hệ với phát triển.
Phải đấu tranh chống sự xâm nhập của những yếu tố phản văn hóa. Chống khuynh hướng hòa tan giá trị, áp đặt giá trị văn hóa ngoại lai, từng bước hủy hoại nhân cách con người, đầu độc nhân dân, trước hết là lớp trẻ.

Xây dựng một nền văn hóa tiển bộ, nhằm biền Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu mạnh, phú cường là một công việc lâu dài và phức tạp, cần những phương pháp có tính chất định hướng lâu dài. Công việc đó đòi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng, dân tộc, song trước hết phải bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình với tư cách là một tế bào của xã hội. Chúng ta cùng chung tay góp sức để xây dựng nên một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.