Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Đề cương ôn tập (phần 10)

Câu 10: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ? Ý nghĩa của việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
1. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
a. Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến
Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trước hết là một nhà nước hợp hiến. Vì vậy sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đó thay mặt Chính phủ lâm thời đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp, tổng tuyển cử bầu ra quốc hội rồi từ đó lập chính phủ và các cơ quan nhà nước mới.
Sau đó Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức “Tổng tuyển cử” với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội nhất trí bầu làm chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.
b. Hoạt động quản lí Nhà nước bằng Hiến pháp, Pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Mọi quyền dân chủ phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật. Xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm của Hồ Chí Minh. Là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ, có công lớn trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp: một mặt, Người chăm lo hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân. “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Sức mạnh là do con người và vì con người, vì vậy, Hồ Chớ Minh yêu cầu mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Công tác giáo dục luật cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống.
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài
- Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức
Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và được đề cao. Người yêu cầu đội ngũ này vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; Người coi cán bộ nói chung "là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay không", đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả.
- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức:
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Hăng hái, thành thạo trong công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, "thắng không kiêu, bại không nản".
+ Phải thường xuyên phê bình và tự phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sựu lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành “Quy chế công chức”. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện, bao gồm 6 môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ ... của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho Pháp quyền Việt Nam.
2. Ý nghĩa của việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước đó được xây dựng trên nền tảng lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những điều kiện thực tế hiện nay của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức, thời kỳ mở cửa, hội nhấp quốc tế.


Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

ĐỘC THÂN – LỐI SỐNG HIỆN ĐẠI



1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi kinh tế ngày càng phát triển, nhiều người trong độ tuổi thanh niên và trung niên đã chọn lối sống độc thân và xu hướng chọn lựa lối sống này ngày càng cao trong giới trẻ. Nhất là ở các nước phát triển và ở các nước đang phát triển, chủ nghĩa độc thân đang thực sự lên ngôi.
2. QUAN NIỆM VỀ ĐỘC THÂN
Trước khi tìm hiểu về vấn đề độc thân và lối sống này, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm độc thân. Vậy, độc thân là gì?
Độc thân là từ dùng để chỉ những người có một lối sống cá thể hóa, là hình thái gia đình “một thành viên”; có nghĩa là những người đến tuổi kết hôn nhưng họ lại chọn cho mình một lối sống khác với truyền thống
Dưới góc độ nhìn nhận của các ngành khoa học thì vấn đề độc thân cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Cụ thể là:
2.1 Dưới góc độ của xã hội học
Theo một số nhà xã hội học: “lối sống độc thân là sản phẩm của những người lãng mạn thế kỉ XXI, và là sự nổi loạn để chống lại những cuộc hôn nhân mang tính chất tính toán”
Nhà xã hội học Ulrich Baeck  là nhà xã hội đầu tiên đề cập đến vấn đề này khi nói đến cá thể hóa. Ông cho rằng: “cá thể hóa là sự lùi lại những định hướng xã hội tập thể hóa vào những hành động của cá nhân. Có nghĩa là cá thể hóa là các cá nhân tự tổ chức lấy đời sống của mình, tự chịu trách nhiệm về những quyết định của chính mình.
Vậy độc thân có thể hiểu là vấn đề cá thể hóa, và hiện tượng này đã có từ thời phục hưng.
2.2 Dưới góc độ của tâm lí học
Dưới nhãn quang của tâm lí học thì họ lại cho rằng: “lối sống độc thân là những người có những cá tính rất khác biệt: khép kín, thiếu tự tin, mặc cảm, thiếu nhận nại và từ đó dẫn đến một lối sống riêng cho bản thân mình”.
2.3  Đặc điểm của những người sống độc thân
Theo các nhà tâm lí thì những người độc thân thường có những biểu hiện về tính khí bất ổn như:
·         Khép kín lòng mình
·         Tính độc lập cao
·         Tâm lí không ổn định,…
3. MỘT SỐ XU HƯỚNG VỀ ĐỘC THÂN HIỆN NAY
Độc thân thực sự đã trở thành một vấn đề cần quan tâm, vì bản thân nó cũng mang những xu hướng rất riêng cho mình.
3.1 Xu hướng toàn cầu
Rất nhiều người tôn thờ “chủ nghĩa độc thân”, họ hiểu đó là lối sống tự do, không muốn phụ thuộc bất cứ ai về mặt tình cảm. Hơn nữa, trong xã hội hôm nay phái đẹp ngày càng bình đẳng hơn với nam giới, họ được giải phóng khỏi những công việc nội trợ, có thể tự làm kiếm sống chứ không phải lệ thuộc vào bóng “tòng quân” nào. Họ có trí thức, có nhiều cơ hội  nên độc lập về kinh tế. Họ luôn bận rộn với nhiều hoạt động nên độ tuổi kết hôn ngày càng cao, tỉ lệ li hôn cúng nhiều và số phụ nữ “ở vậy” không phải là hiếm. Vấn đề này đang trở thành một xu hướng thời thượng hiện nay. Đặc biệt là ngày hôm nay, khi phụ nữ cảm thấy mình không hề thua kém bất kì người đàn ông nào nên tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của họ tỏ ra khá “khắc nghiệt”. Họ không chấp nhận những cuộc hôn nhân tầm thường. Bên cạnh đó, với sự bùng nổ kinh tế, phụ nữ phải làm việc vất vả hơn và đốt cháy đi một khoảng thời gian lớn hơn, thời gian riêng tư của họ không còn nhiều. Họ sợ phải chịu cảnh “chui đầu vào rọ” sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp, công danh
3.2 Độc thân muôn năm
Trong xã hội hiện nay, hôn nhân không còn là tất cả, việc lấy chồng hay không cũng chẳng mấy ai quan tâm.
Quan niệm cho rằng: “cô đơn là bất hạnh” không còn nữa, bởi vì họ có rất nhiều phương tiện thông tin giải trí, du lịch, chăm sóc sắc đẹp,... để lấp vào khoảng thời gian trống vắng. Không những vậy, tự do là biểu hiện quý giá nhất của những người độc thân không muốn từ bỏ thú vui cá nhân để ràng buộc trách nhiệm với một người khác.
3.3 Yêu không kết hôn
Người độc thân không phải là họ có “vấn đề” hoặc đồng nghĩa với việc sống một mình mà trái lại, họ ủng hộ tình yêu. Có đôi khi họ cũng có một mối quan hệ mật thiết với một người khác giới nhưng hôn nhân thì không. Nhiều người cho rằng: “cuộc sống độc thân mà có bạn tình thật lãng mạn. Điều này càng phổ biến ở những phụ  nữ đã li dị. Với nhiều hoạt động nên độ tuổi kết hôn ngày càng sống “chung tình nhưng không chung nhà”  có sự quan tâm nhưng không đụng chạm đến tự do của nhau.
4. THỰC TRẠNG
Lối sống độc thân bắt nguồn từ các quốc gia phát triển, và đang có xu hướng lan tỏa sang các nước đang phát triển. Chính vì vậy mà tỉ lệ người độc thân ở các nước, các khu vực trên thế giới cũng có nhiều sự khác biệt.
Lối sống độc thân thực sự đang có sự lên ngôi ở các quốc gia, vùng lãnh thổ, ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển và chậm phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc tỉ lệ sống độc thân ngày càng cao. Hơn nữa, tỉ lê sống độc thân của phụ nữ lại cao hơn nam giới rất nhiều.
4.1 Trên thế giới
Theo kết quả khảo cứu tại Mỹ, số hộ gia đình do vợ chồng tạo lập giảm từ 80% của những năm 50 xuống còn 50%. Tại New Jork, có tới 70% dân chúng sống “cuộc sống độc thân”. Theo thống kê nhà nước, tại Tây Ban Nha, có trên 26% đàn ông và 18% phụ nữ ở tuổi 35 - 39 sống độc thân, 13% đàn ông và 10,26% phụ nữ ở tuổi 45 - 50 sống một mình. Đội quân "độc thân" tại quốc gia xinh đẹp này đã lên tới con số 6 triệu.
Theo số liệu thống kê của Eurostar, số người sống độc thân tại các nước Tây Âu lên tới 158 triệu (năm 2002), quốc gia có nhiều người sống độc thân nhất phải kể tới, đó là nước Mỹ - chiếm 58,1% dân số, kế đến là Irlandia - chiếm 55% dân số, Phần Lan - chiếm 50% dân số, Thuỵ Điển - 50% dân số, Pháp - 46% dân số.
Trong khoảng hai thập kỉ qua, số thanh niên ở độc tuổi 20 - 40 ở một số quốc gia Châu Á ngày càng tăng vọt. Lối sống độc thân khá phổ biến ở các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Theo thống kê của một tờ báo ở Nhật Bản, có tới 25% nam và 16% nữ thanh niên ở dộ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con. Một trong những lí do dùng để lí giải vấn đề này là lịch học tập và cường độ làm việc qua căng thẳng khiến thanh niên Nhật không có thời gian để hẹn hò. Theo nhận định của một số chuyên gia thì nguyên nhân chính là do thanh niên Nhật ngày càng trở nên ích kỷ, họ thích sống tự do, hưởng thụ chứ không muốn ràng buộc bởi bất cứ điều gì.
Ở Hàn Quốc, do xu hướng phát triển của kinh tế, nên họ bắt đầu cởi mở hơn trong xu hưởng độc thân. Theo thống kê, có tới gần 50% thanh niên ở Hàn Quốc lựa chọn lối sống độc thân. Hầu hết họ không muốn lập gia đình là do sợ ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong sự nghiệp. Một số ít, không cưới là do họ (thường là nam giới) không sợ không đủ sức để nuôi sống gia đình của mình trong tương lai.
4.2 Tại Việt Nam
Nếu cách đây khoảng 30 năm, lối sống độc thân ở nước ta còn là một hiện tượng cá biệt thì nay nó đã trở nên phổ biến. Theo nhận xét của các nhà xã hội học Việt Nam, khi điều kiện kinh tế nước nhà càng phát triển thì số người chọn lựa lối sống “độc thân” ngày càng nhiều.
Ở nước ta, người độc thân hiện chiếm khoảng 2,5% dân số, trong đó chủ yếu là nữ giới với tỷ trọng 87,6% tổng số người độc thân. Đây là kết quả cuộc điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, và Viện Gia đình và Giới tiến hành.
4.3 Tỉ lệ sống độc thân ở phụ nữa cao hơn ở nam giới.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thì tỉ lệ nữ giới sống độc thân nhiều hơn nam giới đến 7 lần và nguyên nhân của việc lựa chọn cách sống này ở hai giới cũng có nhiều sự khác biệt.
Đa số phụ nữ sống độc thân chủ yếu tập trung ở nông thôn (63,9%),  trong khi đó nam giới độc thân lại sống nhiều hơn ở thành thị. Đa số người độc thân không sống một mình mà sống cùng các thành viên trong gia đình (91,5%) và họ cũng có vai trò quan trọng trong các hộ gia đình bằng việc là người đóng góp chính thứ nhất hoặc thứ hai vào thu nhập của hộ gia đình.
5. NGUYÊN NHÂN
Điều gì khiến họ thích sống độc thân và tôn thờ chủ nghĩa độc thân? Khi lý giải vấn đề này dưới góc nhìn tâm lý – xã hội, chúng ta thấy có nhiều điều đáng trăn trở và suy ngẫm.
Vì sao lại có sự lựa chọn kiểu sống này? Có muôn vàn lý do để nhìn nhận và biện giải. Phải chăng, họ không có đủ điều kiện kinh tế để lựa chọn bạn đời và xây dựng tổ ấm? Có phải công việc, môi trường làm việc của họ không thuận lợi để tìm gặp đối tượng kết hôn? Hay nhiều người lo sợ sự ràng buộc, chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong hôn nhân? Hoặc là họ yêu thích sự tự do, không muốn thay đổi tính cách và lối sống của mình vì cuộc sống gia đình? Họ sợ kết hôn vì đã thấy nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ, sợ chọn lầm bạn đời nên e ngại không muốn dấn thân?
5.1 Một số nguyên nhân được đưa ra
5.1.1 Độc thân vì ngại giao tiếp
Đây là hệ qủa không mong muốn của cộng đồng các bạn sống nội tâm và khép kín. Những người sống nội tâm luôn tôn trọng những giá trị rất thiêng liêng của tình cảm, họ tự tạo ra cho mình một thứ chuẩn mực rất khắt khe trong sự hành sự của bản thân. Đồng thời, họ cũng tự tạo nên hình mẫu lý tượng dành cho nửa kia, những hình mẫu phần nhiều dựa trên những tiểu thuyết, những bộ phim mà người sống khép kín ùng để thay thế các hoạt động ngoài trời. Tiêu chuẩn cao, lại quá e dè nên họ bỏ qua rất nhiều cơ hội có được bạn mới và gây ra những khó khăn nhất định cho đối tượng trong quá trình tìm hiểu mình.
5.1.2 Độc thân vì thiếu tự tin về ngoại hình
Những người thiếu tự tin về ngoại hình, thường rất sở khi mường tượng đến cảnh người trong mộng bỏ đi vì chỉ phát hiện ra những khiếm khuyết về ngoại hình của họ. Thiếu tự tin về ngoại hình có thể xuất phát từ những khiếm khuyết thật sự trong thực tế (dị tật bẩm sinh hay bộ phận cơ thể không hoàn chỉnh như người bình thường,…) hoặc có thể do tưởng tượng (Ví dụ như: Người mắt một mí có thể ghen tị với người mắt hai mí và người có đôi mắt hai mí lại ghen tị về đôi mắt một mí,..)
5.1.3 Độc thân vì thiếu tự tin về tài chính
Trong xã hội hiện đại khi kinh tế phát triển, sự chênh lệch giàu nghèo càng xuất hiện rõ hơn và dễ dàng nhìn thây hơn thông qua các phương tiện truyền thông như: báo, đài, internet,… Chính vì đó, mỗi người đều bị  sức ép về việc xây dựng cược sống vững vàng về tài chính để đem lại hạnh phúc cho gia đình tương lai. Tình trạng độc thân vì thiếu tự tin về tài chính xuất hiện rõ tại các thành phố lớn, nơi mà sự chênh lệch giàu nghèo và sức mạnh của đồng tiền thể hiện rõ nhất. Đây có thể xem là hệ quả xấu nhất của xã hội.
5.1.4 Độc thân vì mất đi người yêu lý tưởng
Đây là những người từng là người hạnh phúc nhất, giờ đây đang phải sống như những người bất hạnh nhất. Mối tình đẹp nhất của họ trước đây nhưng phải kết thúc không mong muốn, hình ảnh của người cũ cứ bám trong từng ngày, họ sống trong quá khứ và khó điều gì có thể đem lại hạnh phúc toàn vẹn  cho họ vì sự thiếu hụt ấy, họ không tin sẽ tìm được một người tốt hơn và họ càng không tin vào một tình yêu khác và hy vọng tốt đẹp đang chờ đón.
5.1.5 Độc thân vì mất niềm tin vào phái kia
Đây là những người không mấy có một mối tình đầu, đầy tì vết, những cảm giác xấu về phái kia cứ đeo đẳng và làm chùn chân họ khi họ muốn có một mối quan hệ mới. Tại những thành phố lớn, cuộc sống diễn ra quá nhanh nên để lại nhiều sự tai nạn, vết tích không mấy tốt đẹp xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông làm cho người ta mất đi niềm tin vào những người khác giới.
5.1.6 Độc thân vì muốn được tự do
Nhiều người quan niệm rằng: “lấy chồng như gông buộc cổ” hay “trách nhiệm”, từ đó mà một số người hiện nay người hiện nay họ rất sợ đụng chạm tới vấn đề đó. Họ sợ bị lên lớp, bị “nắm đầu” bởi người khác và mất đi tự do của mình.
5.1.7 Độc thân vì không có khả năng sinh con:
Theo một số chuyên gia tâm lý, thì một số người sống độc thân cũng từ lí do họ không thể sinh con được. Từ lý do đó mà họ cảm thấy “bất hạnh” với một gia đình lý tưởng trong tương lai và với cả một “thế hệ”.
5.2 Cách lí giải của xã hội học
Theo cách lí giải của Xã hội học thì vấn đề này có liên quan đến nhiều phải quan tâm hơn là chỉ nhìn một cách chung chung, không có nhiều minh chúng cụ thể.
Trong xã hội truyền thống, nhiều khi vấn đề tự do hôn nhân và dư luận rất quan trọng. Tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chi phối rất nhiều. Đôi khi hôn nhân và chung sống với nhau chưa chắc đã do vấn đề tình cảm mà do có sự sắp đặt. Tuy rằng cuộc sống ấy ít hoặc có thể là không mang lại hạnh phúc nhưng hầu như rất ít có trường hợp li hôn. Vì dư luận sẽ tạo ra những điều không hay, và cũng chuẩn mực của xã hội truyền thống, đặc biệt là đối với người phụ nữ nữa.
Nếu như ngày trước, việc không có chồng mà lại có con là một điều thật đáng nói, bị dư luận phản ứng gay gắt thì ngày nay, hiện tượng các bà mẹ không chồng và một mình nuôi con là hết sức bình thường, thậm chí còn là một điều tự hào, khẳng định đẳng cấp, bản lĩnh cá nhân. Và họ coi đây là lối sống phù hợp với nhịp sống của xã hội đương đại, tự do phát triển tính cách cá nhân, không bị hạn chế bởi những ràng buộc của cuộc sống vợ chồng.
Xã hội hiện đại, quan điểm tự do cá nhân, tự do hôn nhân người ta càng có nhiều hơn những cơ hội lựa chọn hạnh phúc cho mình. Tùy vào từng nhu cầu và mục tiêu cụ thể khác nhau mà người ta có quyền lựa chọn nhiều hơn cho cuộc sống, cho hạnh phúc của bản thân mình.
Nếu như ở xã hội cũ, người phụ nữ đảm nhận vai trò chủ đạo của mình là chăm lo cho gia đình, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ, tạo những điều kiện tốt nhất cho người đàn ông tham gia vào công tác bên ngoài, nhằm kiếm tiền, lo đầy đủ cho cuộc sống cả gia đình. Mỗi người có một vai trò riêng, nhưng cùng chăm lo cho cuộc sống, ít có sự chồng chất vai trò lên nhau.
Ở mỗi vị trí nhất định, xã hội đặt ra những vai trò (đòi hỏi) khác nhau cho mỗi các nhân. Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người khi tham gia vào các mối quan hệ ngày càng nhiều. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vai trò của họ ngày càng tăng. Người phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các công tác xã hội, công việc hàng ngày không còn là của riêng họ nữa mà là trách nhiệm chung của những người đàn ông. Họ có nhiều công viêc hơn, nhiều yêu cầu hơn và muốn thực hiện tốt nó, phải biết cách cân đối, hài hòa chúng. Tuy nhiên, đó là điều không phải ai cũng làm được. Ở rất nhiều người, do những đòi hỏi, luôn xảy ra tình trạng căng thẳng vai trò, buộc phải giải quyết. Thông thường người ta sẽ lựa chọn 1 trong 3 cách để giả quyết:     
   - Vai trò nào quan trọng hơn thì giải quyết trước (thông thường người ta vẫn chọn cách giải quyết này)
   - Dung hòa các vai trò (điều này là khó có khả năng thực hiện nhất)
   - Loại bỏ bớt vai trò (điều này buộc phải cân nhắc thật kĩ để lựa chọn phù hợp, nhưng có nhiều người vẫn chọn lựa cách giả quyết này)
Chúng ta thấy rõ rằng, nếu lựa chọn cách giả quyết thứ nhất, thì vấn đề sống độc thân cũng rất dễ xảy ra. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ khi người ta quan tâm nhiều hơn đến công việc, đến con đường danh vọng và tập trung tất cả vì nó. Và thì đến khi đạt được mục tiêu, họ phần lớn cũng đã trở thành những người lớn tuổi, việc chọn lựa là rất khó. Bởi vì có thể do họ đã lỡ thì, cũng có thể khó tìm được một người ưng ý, xứng đáng với họ        độc thân.
Việc loại bỏ bớt vai trò cũng diễn ra rất nhiều. Do vai trò, tính chất của công việc và sự tự do hóa là những lí do khiến cho con người ta không thiết tha về hạnh phúc bằng con đường hôn nhân như trước nữa. Người ta sẽ dễ dàng loại bỏ vai trò của một vấn đề (như hôn nhân), một mục tiêu gần cạnh để đạt được khát vọng lớn – khát vọng được nâng cao vị thê trong xã hội.
6. MẶT TRÁI VÀ HẬU QUẢ CỦA LỐI SỐNG ĐỘC THÂN
6.1 Những mặt trái
Tất nhiên, bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng đều bộc lộ tinh hai mặt của nó. Sống độc thân không phải là một hành vi lệch lạc của xã hội, nó có những thiết thực và cũng bộc lộ những mặt trái của nó. Người độc thân sẽ gặp phải những vấn đề về mặt xã hội cũng như về mặt luật pháp.
·         Về mặt xã hội:
Chúng ta thường cho rằng: kết hôn đều lý tượng với mỗi người, nếu ai đó không kết hôn sẽ có cảm giác thất bại hay thiếu hụt đi một điều gì đó so với những người bình thường.
·         Về mặt luật pháp:
Cần thấy một điều rất rõ là sự phân biệt tình trạng hôn nhân vẫn tồn tại, điều này ảnh hưởng tới những cặp không hôn thú khi có liên quan tới luật pháp, nghề nghiệp, di cư, bảo hiểm, thuế,… Từ “độc thân” cũng gây ra nhiều phiền phức, nó thường có ý nghĩa như người ta sống một mình, nhưng thực tế thì họ vẫn có gia đình, con cái, bạn bè,…
Trong cuốn sách “những sự lựa chọn của cuộc sống trong thế giới hậu hiện đại, nhiều giáo sư  xã hội học báo động, hình thái gia đình truyền thống đang bị đe dọa bởi gia đình “một thành viên”.The Bà cuộc sống vợ chồng trong xã hội các nước phát triển ngày càng được nhìn nhận như “một công ty liên doanh” không đem lại lợi nhuận như người ta kỳ vọng, do đó cuộc sống độc thân là cánh chọn lựa của nhiều người.
6.2 Những hậu quả
Khi độc thân bộc lộ những mặt trái của nó, lẽ đương nhiên thì sau đó, nó sẽ có những hệ quả nhất định.
6.2.1 Dễ tâm thần
Theo báo cáo mới đây của tổ chức Y tế thế giới (WHO):  phụ nữ độc thân, đặc biệt là người trên 40 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh tâm thần, chủ yếu là các chứng hoang tưởng, trầm cảm, mất ngủ. Các bác sĩ Phụ khoa đưa một kết luận: những phụ nữ độc thân thường hay bị rối loạn chu kì kinh nguyệt và hay đau ngực. Sự cô đơn càng làm tăng thêm mức độ Stress của họ.
6.2.2 Mất sớm
Theo một cuộc điều tra của Newsweek, cánh “mày râu” ở độ tuổi từ 20 - 59 có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì tuổi thọ tăng thêm hai năm. Và căn cứ tính tuổi thọ trung bình dựa vào các yếu tố lứa tuổi, giới tính, huyết áp, tỷ lệ mỡ trong cơ thể, thì những người độc thân dễ rơi vào tâm trạng buồn chán, lái xe nhanh và uống rượu nhiều hơn. Tỉ lệ tử vong vong ở nam giới độc thân trong nhóm tuổi 35 - 44 khá cao, số người bị tai biến mạch máu não do uống rượu cao gấp 6 lần so với những người có gia đình.
6.2.3 Dân số già
Cuộc sống độc thân là trong những nguyên nhân của tình trạng giảm tỷ lệ gia tăng dân số thế giới kèm theo đó là cơ cấu dấn số bị già hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, đó là nổi ám ảnh của nhiều nước trên thế giới. 
Ví dụ như: theo Ủy ban Dân số của Liên Hiệp Quốc,  đến giữa thế kỉ XXI này, dân số Nga (khoảng 142 triệu. năm 2007) có thể chỉ còn 1/3. Tất cả điều đó chung quy cũng chỉ là do độc thân và không muốn có con, và một số nước khác cũng vậy. Như Nhật Bản, các nhà xã hội học lo lắng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai. Cho nên người Nhật mới có câu: “một dân tộc già là một dân tộc không có tương lai” .
6.2.4 Nguy hại mội trường
Đối với môi trường, con số ngày càng đông những người sống độc thân là mối nguy hại không khác gì quả bom nổ chậm, các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo. Nhóm các nhà khoa học Univesity College ở London sau khi phân tích các số liệu của vương quốc Anh và xứ wên đã phát hiện ra rằng: nếu trung bình một gia đình 4 hoặc nhiều hơn thành viên mỗi năm tạo ra một tấn rác thải rắn thì gia đình độc thân thải ra tới 1,5 tấn.
Mức chênh lệch tương tự liên quan đến lượng khí cacbonic do con người tạo ra. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các gia đình độc thân tại 11 quốc gia Châu Âu và Mỹ cũng xác định ra rằng: đó là tại những gia đình “độc thân vì hoàn cảnh”, tức là sau khi li hôn. Những công trình nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí chuyên ngành “Proceedings of the  National Acacdemy of Sciences”.
6.2.5 Tốn ngân sách
So với người có vợ chồng, người sống độc thân tiêu thụ quá nhiều năng lượng, thải ra nhiều chất độc hại. Họ lại chiếm nhiều chỗ ở, hay đau ốm ,… những yếu tố tốn khá nhiều Ngân sách Nhà nước. Những người sống độc thân tiêu thụ trên đầu người cao hơn nhiều các thành viên trong gia đình đông người.
7. TẠM KẾT
Đã có nhiều nhiều bài viết có liên quan đến “Mốt sống độc thân” nhưng chưa có lời nào nhận định xem nó là tích cực hay tiêu cực. Điều đó, tất nhiên là có lý do, chúng ta hãy thử suy nghĩ xem hiện trạng xã hội này và những thành kiến xã hội cũ cho phép chúng ta khẳng định đúng không? Song bên cạnh đó là sự phát triển đến chóng mặt của nền kinh tế, sự du nhập của các nền văn hoá khác thì đôi khi quan điểm về những nếp sống trong xã hội cũ cũng trở nên không phù hợp. Chính vì vậy mà cho tới giờ thực sự ranh giới giữa cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu cũng chỉ còn tương đối.
Sống độc thân là chuyện đã có, đang có và sẽ có bên cạnh những người có gia đình. Quan trọng là bạn sống đúng với cuộc sống phù hợp với bạn, lựa chọn đúng cái mang đến nhiều hạnh phúc hơn cho bạn, chứ không phải sống theo trào lưu, theo “mode”. Ngày nay, con người và đặc biệt là phụ nữ được giải phóng hơn chính là ở chỗ, nếu người họ có ước mơ gì, có khát vọng gì, thì họ đều có thể tự chọn cho mình 1 cuộc sống phù hợp với ước mơ đó của họ. Không chỉ có 1 công thức chung, 1 cách duy nhất là đáp số chung cho cuộc sống của con người hiện đại.
Nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, tĩnh tâm sẽ có thể giúp mỗi người có sự lựa chọn đúng đắn và thông minh. Không có một sự lựa chọn tuyệt đối mà chỉ có sự tương đối của quyết định. Sẽ không khổ, không đau và càng không quá “vật vã” nếu bạn trẻ biết tìm cho mình sự tương đối của tình yêu và hạnh phúc gia đình. Biết yêu, biết cưới, biết chung sống không phải là điều không tưởng.


Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Đề cương ôn tập (phần 9)

Câu 9: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước?
Trả lời
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước.
a. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại khi giai cấp và đấu tranh giai cấp xuất hiện. Do đó, nhà nước là một sản phẩm tất yếu của một xã hội có giai cấp, nó bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định, không có một nhà nước nào phi giai cấp, không có nhà nước nào đứng trên giai cấp. Như vậy, không phải lịch sử nhân loại xuất hiện là cấp nhà nước và nhà nước không phải là tồn tại mãi mãi. Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy, chưa có nhà nước vì chưa có giai cấp. Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (mô hình kinh tế - xã hội cao của cộng sản nguyên thủy) thì giai cấp dần dần không còn, và đồng thời với quá trình đó là nhà nước của giai cấp tự tiêu vong.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được coi là Nhà nước của dân, do dân, vì dân và là một Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân. Vì:
Một là, Nhà nước do Đảng CSNV lãnh đạo
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và tăng cường bản chất giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức do giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp. Luận điểm này của tư tưởng Hồ Chí Minh nói đến cách lãnh đạo cho phù hợp với từng thời kỳ, không thể đồng nhất cách lãnh đạo trong thời kỳ chiến tranh và trong thời kỳ hòa bình, hoặc trong từng giai đoạn của cuộc chiến tranh mà phải hết sức chủ động và sáng tạo. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn có những điểm chung cho các thời kỳ, đó là:
+ Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa pháp luật, chính sách, kế hoạch.
+ Đãng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy cơ quan, nhà nước.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bẳng công tác kiểm tra.
Hai là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện tính định hướng XHCN của sự phát triển của dất nước. Điều này thể hiện trong quan điểm của Hồ Chí Minh ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Tức là Nhà nước phải tập trung quyền lực vào tay nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân để đem lại quyền lợi cho đại bộ phận quần chúng.
b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước.
Hồ Chí Minh là người giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa các vấn đề giai cấp – dân tộc trong xây dựng Nhà nước Việt Nam mới. Người đã giải quyết hài hòa, thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân, tính dân tộc, biểu hiện rõ trong những luận điểm sau:
- Nhà nước ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Ông cha ta với truyền thống yêu nước nồng nàn, truyền thống anh dũng, bất khuất đã đứng lên chống lại đế quốc Pháp ngay từ những ngày đầu khi chúng đặt chân lên đất nước ta. Tuy các phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và kéo dài nhưng vẫn thất bại nặng nề mà nguyên nhân chính đó là sự khủng hoảng về đường lối và phương pháp cách mạng. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã vượt qua được tất cả các hạn chế, lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng 8/1945, lập ra Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.
- Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản. Hồ Chí Minh đã khẳng định lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc là một
- Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.


Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

VẬN DỤNG KIẾN THỨC XÃ HỘI HỌC VỀ XÃ HỘI HOÁ CÁ NHÂN ĐỂ LÝ GIẢI HIỆN TUỢNG BẠO LỰC HỌC ĐUỜNG


I. Đặt vấn đề
II. Khái niệm     
2.1  Xét ở tâm lí học       
2.2 Xét từ góc độ văn hoá       
2.3 Xét từ góc độ giáo dục       
2.4 Xét về xã hội học       
III. Thực trạng       
3.1 Thế giới       
3.2 Việt Nam      
3.2.1 Học sinh với học sinh       
3.2.2 Giữa giáo viên với học sinh      
IV. Nguyên nhân       
4.1 Khách quan       
4.2 Chủ quan       
4.3 Tìm hiểu nguyên nhân ở góc độ xã hội học:       
4.3.1 Gia đình      
4.3.2 Nhà trường       
4.3.3 Nhóm thành viên       
4.3.4 Truyền thông đại chúng:       
V. HẬU QUẢ       
5.1 Với nạn nhân       
5.2 Người gây ra bạo lực     
VI. Giải pháp và kết luận      
6.1 Giải pháp      
6.2 Kết luận     
..................................................................................................................................................
I. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây bạo lực học đường là một trong những hiện tượng xã hội được dư luận quan tâm, và trở thành chủ đề nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận: luật học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học,…bởi tính chất nghiêm trọng của hiện tượng cũng như mức độ nguy hại của hiện tượng đối với bản thân trẻ, gia đình và xã hội.
Nếu như HIV là một trong những tệ nạn nhức nhối xã hội thì bạo lực học đường lại là vấn đề làm đau đầu nhiều người đặc biệt là những người trong ngành giáo dục hiện nay. Bạo lực học học đường không còn là chuyện nói xong để đó nữa mà nó đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các trường và luôn là chủ đề được bàn luận sôi nổi trong hầu hết các cuộc họp. Vậy thế nào là bạo lực học đường, bạo lực học đường sẻ để lại hậu quả gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
II. Khái niệm
Có nhiều khái niệm nhưng trong vấn đề nghiên cứu này nhóm chúng tôi nhất trí.
Bạo lực học đường là những hành  thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học
2.1  Xét ở tâm lí học
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.
2.2 Xét từ góc độ văn hoá
Bạo lực học đường là một hiện tượng phản văn hoá, thể hiện lối ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thường luật pháp, bỏ qua nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong xã hội, trong nhà trường.
2.3  Xét từ góc độ giáo dục
 Thì bạo lực học đường là sự phản ánh kết quả giáo dục không được như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn hoá.
2.4 Xét về xã hội học
Theo xã hội học bạo lực học đường là biểu hiện của quá trình xá hội hóa cá nhân không hoàn chỉnh trong đó xã hội hóa là quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện cho xã hội loài người. Đây là quá trình xã hội hóa cá nhân. Thông qua đó cá nhân sẻ có được tri thức, kinh nghiệm tư tưởng, cách thức suy nghĩ, hành động lề thoái ứng sử cho phù hợp với xã hội mình đang sống.
III. Thực trạng:
Bạo lực học đường hiện đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng theo chiều mũi tên đi lên diễn ra ở nhiều nơi và trở thành vấn nạn lớn của xã hội.
3.1 Thế giới:
    Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường . Trên thực tế , con số đó đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
 Cụ thể :
Australia:
Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm 2008.
 Pháp:
Năm 2000 Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố rằng 39 trong 75.000 vụ bạo lực học đường là “bạo lực nghiêm trọng” và 300 là “có bạo lực ở một số mức độ”.
 Nhật Bản:
Một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho thấy các học sinh tại các trường công có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007—52.756 trường hợp, tăng khoảng 8.000 so với năm trước đó. Trong tới 7.000 vụ, các giáo viên là đối tượng bị tấn côn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm Nam Phi
 Hoa Kỳ:
Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng
Dữ liệu mới nhất của Mỹ về tội phạm bạo lực trong đó các giáo viên là mục tiêu cho thấy 7% (10% tại các trường đô thị) giáo viên năm 2003 là đối tượng bị đe doạ bởi học sinh. 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể chất, với những tỷ lệ thấp hơn tại các trường ngoại ô và nông thôn. Các thành viên khác trong trường cũng có nguy cơ bị tấn công bạo lực, với các lái xe buýt trường học là những người dễ bị nguy cơ.
3.2  Việt Nam:
3.2.1 Học sinh với học sinh
Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thuong về mặt tinh thần con người thong qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
Chỉ cần thao tác rất nhanh trên google chúng ta sẽ tìm thấy hang loạt những clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh dánh nhau bằng giầy cao got, Ở Hà Nội, Tp HCM, Nghệ An…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
Gần đây nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra liên tục ở Việt Nam, kể cả nữ giới, điều này đã làm mất đi cái nết của nhà trường. Nhà trường và phụ huynh học sinh vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình hình. Nhiều phụ huynh học sinh phải gắng nhịn vì không muốn con mình bị trả thù, có một số học sinh cũng không dám kể với ai khi bị bạn đánh vì sợ sẽ bị đánh nhiều hơn. Nhà trường cũng không thể làm gì được, không thể đuổi học vì chính sách nhà nước là chính sách nhà nước là chống mù chữ, nên khi biết học sinh giang hồ còn gây ra thêm nhiều vụ ẩu đả.
3.2.2 Giữa giáo viên với học sinh
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
- Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…(trích dẫn BCATPHCM số 2056. thứ ba 1-3-2011 về việc cô giáo bộ môn hóa trường THPT Tôn Đức Thắng Lý Thị Thu Sương bị em Nguyễn Như Thành đánh gãy sống mũi)
Những số liệu biết nói:
Theo thống kê của bộ GDDT, từ năm học 2009 – 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Tình trạnh này có su hướng xảy ra ngày một nhiều và đang trở thành một vấn nạn trong xã hội. Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã họi (Bộ Công an) Phạm Thành Đàn cho biết, từ năm 2003 đến nay, trung bình mỗi năm, xảy ra khoảng 10.000 vụ phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên. Tỷ lệ học sinh, sinh viên và thanh niên phạm tội chiếm ¼  tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên toàn quốc.
Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 học sinh. Tính bình quân, cứ 11.111 học sinh thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì đánh nhau. Các vụ việc học sinh đánh nhẫuyr ra nhiều hơn cả là ở khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đồng thời hiện tượng này thường thấy ở học sinh cuối cấp THCS và các lớp của cấp THPT.
Theo www.ktdt.com.vn Những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng trong tháng 3/2010
1. Ngày 3/3, diễn ra vụ Phạm Tường Vi đánh Nguyễn Quỳnh Anh cùng học lớp 10A13, Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.
2. Ngày 13/3, trong giờ giải lao, học sinh Un Giang San mâu thuẫn với Lê Viết Lợi, học sinh lớp 8A3, Trường THCS Nguyễn Văn Linh (Gia Lai) đã lôi kéo 2 bạn đánh Lê Viết Lợi.
3. Ngày 16/3, một vụ hỗn chiến bằng hung khí giữa học sinh Trường THCS Sông Hương và THCS Cù Chính Lan tại khu vực Công viên Thanh Quảng, TP Thanh Hoá
4. Trưa 17/3, em Nguyễn Minh Tú học lớp 11D6, Trường Dân lập Victoria Hoàng Diệu, Hà Nội ngồi trong quán nước gần khu vực cổng trường bất ngờ bị 2 thanh niên nghi là học sinh cùng trường dùng dao tấn công khiến Tú bị thương.
5. Vụ học sinh Nguyễn Cẩm Ly, lớp 10, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội đánh bạn Phạm Thanh Giang cùng trường được đưa lên mạng ngày 21/3
IV. Nguyên nhân
4.1 Khách quan
* Sự tác động của nền kinh tế thị trường dẫn đến những quan niệm lệch lạc về tình bạn, tình yêu, đạo đức lối sống của giới.
* Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức những giải pháp chưa thiết thực không đồng bộ, không triệt để.
* Gia đình: Sự giáo dục chưa đúng đắn thiếu quan tâm đến con cái bạo lực gia đình, tình trạng ly hôn.
4.2 Chủ quan
Do lứa tuổi vị thành niên tâm sinh lý đang thay đổi chưa ổn định,khó tự chủ, có xu hướng chống đối thích thể hiện bản thân khẳng định mình đã lớn. 
4.3 Tìm hiểu nguyên nhân ở góc độ xã hội học
Mỗi con người sinh ra khi muốn hoàn thiện phải đặt mình trong các mối quan hệ xã hội. Xã hội hóa là nơi các cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác của mình nhằm mục tái tạo thu nhận kinh nghiệm xã hội. Dù có bản chất và tiền dề tự nhiên phù hợp, con người có thể trở thành một nhân cách không hoàn thiện nếu không được đặt trong môi trường không thuận lợi. Vì vậy theo xã hội học tình trạng bạo lực học đường thường diễn ra ở độ tuổi 13-18 đang trong quá trình biến đổi mạnh, chịu tác động mạnh từ các mối quan hệ như:
4.3.1 Gia đình
Gia đình là môi trừng xã hội hóa quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân, bởi hầu hết các cá nhân đều sinh ra và lớn lên bên trong gia đình. Mỗi cá nhân sống trong gia đình sẽ chịu những ảnh hưởng rất lớn bởi lối sống của gia đình đó. Chính vì thế, mà gia đình có vai trò quyết định lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Gia đình là một tiểu văn hóa là một tế bào của xã hội, cá nhân sẽ tiếp nhận những kinh nghiệm sống các quy tắc ứng sử các giá trị chuẩn mực để ứng sử trong xã hội.”
Hiện nay với việc phát triển của nền kinh tế thị trường các kiểu  gia đình truyền thống đang dần bị mất đi và thay vào đó là lối sống hiện đại, thực dụng.
Để thích nghi với những thay đổi của xã hội các bậc cha mẹ phải rành nhiều thời gian cho công việc hơn, điều đó đồng nghĩa với việc dành ít thời gian cho con cái. Cha mẹ không còn thời gian để tâm sự, quan tâm con cái mà thay vào đó là những khoản tiền để con tự do tiêu xài. Và họ cho rằng đó là cách chăm sóc và quan tâm tốt nhất đối với con. Chính sự quan tâm kểu như vậy đã khiến trẻ cảm thấy cô dơn và bị bỏ rơi nghĩ rằng cha mẹ không yêu thương mình đây cũng là một trong những nguyên nhân chúng tham gia vào những vụ bạo lực nhằm mục đích để mọi người quan tâm mình nhiều hơn.
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra khi bố mẹ không quan tâm đến con cái mà những vụ bạo lực trong gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
Những đối tượng liên quan đến bạo lực học đường hầu hết sinh ra và lớn lên trong những gia đình có khiếm khuyết như là mồ côi, cha mẹ ly hôn và những gia đình có xung đột, khi chứng kiến những xung đột bạo hành của cha mẹ, thì chúng bị ảnh hưởng. Vì thế khi gặp một tình huống rắc rối chúng sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Mặt khác nhiều cha mẹ đi làm bị stress về nhà quát tháo đánh đập con. Bố mẹ giải quyết bằng bạo lực sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ
Việc bố mẹ quá nuông chiều con cái tạo tâm lý cho trẻ mình là số một bắt mọi người phải phục tùng.
Theo khảo sát từ báo pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng không tốt từ gia đình chiếm 63%, trong đó không quan tâm 46%, nêu gương xấu 4%, nuông chiều 9%, tạo chấn thương tâm lý 4%.
4.3.2 Nhà trường
Nhà trường cũng là một trong những nguyên  nhân dẫn tới bạo lực học đường.
Hiện nay còn có một số cán bộ làm công tác quản lý giáo dục,đoàn hội,chủ nhiệm lớp…còn giấu giếm chuyện xảy ra ở trường lớp mình,họ cho rằng đó chỉ là sự xô xát trong lớp chứ không đến mức gọi là bạo lực nên chỉ sử phạt qua loa nhẹ nhàng,có nhiều học sinh chứng kiến bạo lực nhưng không dám tố giác,hay không dám chống lại hoặc phản ánh tố cáo mà đã có tâm lý làm theo sự trả thù
Nhà trường không thể nắm bắt tất cả những vụ đánh nhau bên ngoài trường,nếu có ý định xử lý đuổi học thì nhà trường chỉ áp dụng nếu ki học sinh đó vi phạm quá nhiều lần và có hệ thống   
Thực tế nhà trường hiện nay chú ý chú trọng công tác dạy chữ cho học sinh hơn là dạy làm người.thừa chữ mà thiếu nghĩa.
giáo viên dạy theo giờ hành chính ít quan tâm đến suy nghĩ của học sinh một bộ phận nhỏ giáo viên chưa gương mẫu, có những hành vi xấu xâm hại đến lợi ích của học sinh. Làm mất phương hướng hình thành trong đầu các em suy nghĩ không biết sao này mình sẽ là người như thế nào
4.3.3 Nhóm thành viên
Nhóm thành viên là các nhóm tập hợp các thành viên có thể là một tập hợp học sinh, sinh viên, tập thể lao động, nhóm cùng sở thích, hoàn cảnh gia đình…
Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng thích nghe bạn hơn cha mẹ, thầy cô nên dễ bị rủ rê lôi kéo. Các nhóm bạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cá nhân thu nhận các kinh nghiệm, giá trị theo con đường chính thống và không chính thống. Nếu trong nhóm bạn có nhận thức tiêu cực thì sẽ có “đồng minh” được cổ vũ để tiến tới bạo lực học đường.
Ví dụ: nếu một bạn trong nhóm chơi bị xúc phạm thì nhóm bạn chơi cùng sẽ đứng ra bảo vệ, hay sử lý dùm.
 Các học sinh tham gia vào cac nhóm thanh viên do thiếu sự quan tâm của bố mẹ, tình trạng không tốt trong hôn nhân của các bậc phụ huynh như: ly hôn hoặc ly thân, bố mẹ ngoại tình… Khiến các em tự ty chán nản bỏ bê việc học tập,và các em tham gia vào nhóm để tìm sự chia sẻ. Các em thấy thích thú khi tham gia các hoạt động của nhóm và được khẳng định mình làm theo những gì các em nghĩ.
Thành viên của các nhóm thường là học sinh cá biệt như: Lười học, ham chơi, đua đòi, con nhà giàu được bố mẹ nuông chiều quản lý lỏng lẻo…
  4.3.4 Truyền thông đại chúng
Sự phát triển kinh tế xã hội giúp trẻ tiếp cận dễ dàng các phương tiện thông tin đại chúng nên dễ bị ảnh hưởng bởi luồng tư tương tiêu cực và những hành bạo lực của con người. Các phương tiện truyền thông bao gồm báo in, phát thanh truyền hình, internet…
Hiện nay, các điểm truy cập internet mọc lên khắp nơi ngay cả trong gia đình cũng nối mạng. Đây chính là con dao hai lưỡi, ngoài những nguồn thong tin boor ích, giá trị lành mạnh mặt khác nó còn du nhập các yếu tố tiêu cực như thong tin đồi trụy, những nguồn văn hóa phẩm đồi trụy, trang web đen, những trò cơi giải trí có sức cám dỗ quá lớn như game online. Thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi những trò chơi bạo lực trong game. Các em đưa “kỹ năng” chiến đấu của mình trong các trò chơi ra ứng dụng trong đời thường. Những trò bạo lực này phá hủy tâm hồn và nhân cách của trẻ khiến các em thành con người ham chơi, hư hỏng, có tâm hồn vô cảm…
Khoa học công nghệ phát triển được áp dụng trong giáo dục cho nên việc giáo dục các lễ nghi, phong tục truyền thống ngày càng kém hiệu quả, truyền thông điện tử được xem là phụ huynh thứ 3.
Thông qua truyền hình nhân cách của học sinh cũng dần được hình thành, dưới nhiều góc độ phản ánh khác nhau của xã hội mà cách tiếp nhận của học sinh đôi khi có thiên hướng lệch lạc. Hầu hết, chúng đều muốn học theo những hiện tượng bất thường được phản ánh trong cuộc sống nhằm chứng tỏ bản thân trước bạn bè…
Một dngj truyền thong khác có hại cho giới trẻ đó là sách báo, kích động. Quyền tự do phát biểu bởi sách báo ở một số quốc gia đã được sử dụng để lôi kéo độc giả, loại báo báo chí này có khuynh hướng thực hiện quyền tự do phát biểu mà không có ý thức và trách nhiệm nào cả. Một loại sách báo khác có thể nắm được độc giả thiếu nhi một cách cụ thể là truyện tranh. Loại truyện này có một nội dung bạo lực, giết người, đánh lộn và các hành vi độc ác khác, các loại tình tiết này chiếm phần lớn nội dung truyện.
V HẬU QUẢ
5.1 Với nạn nhân
• Tổn thương về thể xác và tinh thần: khi bị đánh nhẹ thì bị tray xước, tổn thương về thân thể, nặng có thể để lại thương tật hoặc tử vong. Có tâm trạng lo sợ, hoang mang, mất niềm tin vào cuộc sống, nặng hơn là có thể bị trầm cảm.
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
5.2 Người gây ra bạo lực
• Con người phát triển không toàn diện: mất dần nhân cách phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này: bạo lực rất gần với tội phạm nếu không được ngăn chặn.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội: dở dang việc học tập, phá hỏng ước mơ trên trang giấy trắng, không có tương lai trở thành một bộ phận bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét…
VI. Giải pháp và kết luận
6.1  Giải Pháp
 Theo http://phapluat.vn. có các giải pháp cấp thiết xóa bỏ bạo lực học đường
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
 Đề xuất giải pháp:
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do ý chính ta tạo nên  thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi  nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.không có tình thương
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân - thiện - mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6.2 Kết luận
Bạo lực học đường là một vấn nạn của xã hội,nổi lo của nghành giáo dục và gia đình.
Các em khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhận thức còn non nớt do đó không nên đổ hết lỗi và trách móc các em, phải có một cái nhìn đúng đắn một phần lỗi không nhỏ thuộc về phía gia đình ,nhà trường và xã hội.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Mọi người hãy chung tay để xóa bỏ bạo lực học đường!