Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI



Thần thoại là gì?
Thần thoại theo Mác nói đó là vẻ đẹp “một đi không trở lại” của loài người khi xã hội nguyên thủy kết thúc. Sự thực thì trên thế giới, bất cứ dân tộc nào cũng có thần thoại.
Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vỹ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra các hiện tượng xung quang mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại.
Gồm 3 bản chất:
-     Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức sau: Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm tô – tem, quan niệm vạn vật tương lai,…
Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trìu tượng bằng cái cảm tính, cụ thể do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.
Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật. Bởi vì tư duy nguyên thủy chưa phát triển  năng lực phân biệt, người nguyên thủy chưa phân biệt được cái chủ quan và cái khách quan, vật chất và tinh thần,…
-     Những đặc điểm tư duy trên tạo thành khối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại thể hiện cụ thể thành những quan niệm và truyện kể về thần thoại.
-     Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền với việc diễn xướng thần thoại với các nghi lễ.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN



Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kì lịch sử cho đến ngày nay.
Văn học dân gian gồm 3 đặc trưng cơ bản
1. Tính nguyên hợp của văn học dân gian :     
- Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân, tác giả văn học dân gian, không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.
-Về loại hình nghệ thuật:
Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một baì dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát,...
- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), tồn taị cố định (tồn taị bằng văn tự), tồn taị hiện (tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề, chính trong biểu diễn, các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp nầy một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian.
Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm.
Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốn giúp nghệ nhân dân gian ứng tác (sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống.
- Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như : tính khả biến (gắn với việc tồn tại  các dị bản của tác phẩm), tính truyền miệng, tính vô danh.
Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng. bài hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru. Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội,... Từ đặc trưng nầy mà văn học dân gian có tính đa chức năng, trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành  sinh hoạt.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THUYẾT



Truyền thuyết là gì?
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích  nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Vai trò của truyền thuyết
Thể hiện ở 3 mặt cơ bản:
- Về mặt lịch sử: Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc.
Nếu như thần thoại lấy thế giới tự nhiên làm đối tượng nhận thức, lý giải; nếu như truyện cổ tích chọn đời sống xã hội để phản ánh,... thì truyền thuyết lại hướng về các sự kiện, các biến cố có liên quan đến lịch sử của cộng đồng. Dân tộc nào, đất nước nào, làng quê nào cũng có một quá trình hình thành, biến đổi và phát triển (hoặc tàn lụi). Trong những thời điểm quan trọng, những cái mốc son, những biến cố mang ý nghĩa sống còn của một cộng đồng thường xuyên xuất hiện những nhân vật kiệt xuất. Việc làm của họ, hành động của họ có tác động lớn đến cuộc sống của cả cộng đồng, và của cả một giai đoạn lịch sử. Nhiều nhân vật lịch sử khi còn sống và đặc biệt khi họ đã mất trở thành một biểu tượng đẹp của quê hương, đất nước. Người Việt Nam, xưa cũng như nay, với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” thường lập đền miếu để thờ phụng họ. Nhân vật lịch sử được nhân dân các làng quê, phường phố thiêng liêng hóa và suy tôn thành thần thánh, bốn mùa hương khói. Bậc đạo cao, đức trọng, tài năng kiệt xuất như Vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung thuở xưa và Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay mãi mãi sẽ sống trong lòng dân tộc qua sự tôn vinh bằng đền miếu, bằng các ngày kỷ niệm, các lễ hội lớn được tổ chức hàng năm. Chung quanh các sự kiện lịch sử lớn, các nhân vật lịch sử đầy hào quang thế nào cũng có những câu chuyện kể về sự kiện đó hoặc kể về tài năng, về đức độ, về sự cống hiến của các anh hùng, các danh nhân cho dân, cho nước. Theo con đường sáng tác và lưu truyền dân gian, các truyện kể ấy sẽ lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ Bắc vô Nam hoặc từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi và ngược lại...
Như vậy, các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử chính là cảm hứng, là đề tài, là chất liệu để làm nên các truyền thuyết. Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong một bài viết về các Vua Hùng đã nêu một ý kiến khá xác đáng: “Truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử, mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng ...” (Báo Nhân dân ngày 29/4/1969).
- Về mặt ý thức xã hội: Truyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Phản ảnh các sự kiện lịch sử một cách trung thực cũng là một sự thể hiện cảm quan và thái độ của quần chúng nhân dân đối với những biến cố, những sự kiện, những con người ... có liên quan, có tác động lớn đến đời sống của cộng đồng. Qua từng tình tiết, từng cách mở đầu hoặc kết thúc mỗi truyền thuyết, chúng ta đều thấy thái độ khen chê, biểu dương, ca ngợi, hay phê phán, lên án,... của người sáng tác đối với các nhân vật lịch sử một cách khá minh bạch, rõ ràng.
Xin được lấy truyền thuyết An Dương Vương (Sách Lĩnh Nam chích quái lấy tựa đề là “Truyện Rùa Vàng”) làm ví dụ. Truyện này có 3 nhân vật chính: An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thủy. Nhà vua là nhân vật chính. Ông là người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, chế ra nỏ thần và chỉ huy quân dân Âu Lạc đánh thắng Triệu Đà trong lần đầu đội quân này kéo đến xâm lăng. Nhưng ông cũng là người mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc giữ nước, dẫn đến họa “Cơ đồ đắm biển sâu”. Như vậy, ông là người vẫn có công, lại vừa có tội đối với dân, với nước. Ông phải tự nhận lấy cái chết. Song tác giả dân gian lại cho Thần Kim Quy xuất hiện cầm sừng tê 7 tấc rẽ nước đưa nhà vua về với biển xanh. Việc An Dương Vương phải chém con gái yêu của mình cũng là nỗi đau không nhỏ và là sự tự trừng phạt mình của chính ông. Song nhân dân vẫn luôn trân trọng những đóng góp to lớn của nhà vua cho lịch sử, cho dân tộc nên lập đền thờ ông (ở Hà Nội, ở Nghệ An) và tạo nên một chi tiết nghệ thuật đẹp đẽ, để hình bóng vua Thục còn mãi với biển trời.
Với Mỵ Châu và Trọng Thủy, thái độ và cách ứng xử của quần chúng nhân dân cũng đầy tinh thần nhân ái. Cả hai người đều có tội với đất nước Âu Lạc. Họ có những việc làm không thể chấp nhận được. Mỵ Châu không ý thức mình là ai khi đưa nỏ thần cho Trọng Thủy xem và rắc lông ngỗng chỉ đường cho chồng tìm mình trong cơn binh lửa. Trọng Thủy thì tiếp tay cho Triệu Đà xâm chiếm Âu Lạc. Nhưng cả 2 người trước lúc chết đều đã có “sự phản tỉnh”. Mỵ Châu bị người lừa chứ không có “ý thức hại cha”, Trọng Thủy còn có chút liêm sỉ về hành động của mình ... Hình ảnh “ngọc trai giếng nước” là phần vĩ thanh của câu chuyện và không nằm trong phần “chính truyện”, nhưng nó là sự thể hiện một tấm lòng đầy nhân ái của người đời sau đối với bi kịch của một đôi trai tài, gái sắc. “Ngọc trai giếng nước”, theo thiển ý của chúng tôi, không phải là “bài ca ngợi ca tình yêu chung thủy” như có người đã viết trên Tạp chí “Nghiên cứu Văn học” cách đây gần 50 năm, mà chỉ là một sự thể tất của quần chúng nhân dân giành cho những người có tội song đã biết nhận ra lỗi lầm của bản thân.
- Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ sáng tác.
Truyền thuyết là thể loại khái quát được lịch sử của dân tộc, đồng thời giáo dục con người hướng đến cái thiện, cái tốt nên đó là nguồn cảm hứng xuyên suốt cho các tác giả dân gian sáng tạo. Nhiều cuốn truyền thuyết ghi lại hình ảnh của dân tộc đạt đến giá trị cao.
Tuy nhiên, là một thể loại văn học, truyền thuyết cũng  bị chi phối bởi các nguyên tắc, các phương pháp của việc sáng tác nên trong nội dung tác phẩm, sự thực lịch sử trong truyền thuyết được “cấu tạo lại, tái hiện lại” thông qua cảm quan lịch sử của các tác giả dân gian. Nhiều tình tiết trong tác phẩm đã được tô vẽ thêm theo khuynh hướng “lý tưởng hóa” để tôn vinh các nhân vật lịch sử. Chẳng hạn Thánh Gióng, trong sự thực lịch sử có thể chỉ là một chiến binh, một người chỉ huy dũng cảm, lập công lớn và hy sinh ở chiến trường, nhưng khi trở thành một nhân vật truyền thuyết, thì người anh hùng làng Phù Đổng đã hoàn toàn là một con người khác với nhiều chi tiết hết sức kỳ lạ. Hay như Hai Bà Trưng, trong sự thực lịch sử, sau khi bị bại trận trước sức mạnh của đội quân thiện chiến Mã Viện đã nhảy xuống dòng Hát Giang tự vẫn. Còn ở truyền thuyết, Hai Bà lại có một cái kết cục hoàn toàn đẹp đẽ: Hai Bà cưỡi voi bay về trời bất tử cùng gió mây, non nước,... Nhiều năm sau, khi hạ giới gặp cơn hạn hán, dân các làng xã lập đàn cầu đảo, hai bà lại xuống trần tạo mây mưa, giúp dân có nước cấy cầy, ăn uống,...

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

19-5, nhớ về Bác!


Cuộc sống mà chúng ta được hưởng giờ đây không còn khó khăn như khi bản thân ta sinh ra, cái thời mà các cụ còn hay kể về việc ăn cơm độn, ăn sắn cặc nai,… Ai lớn lên ở quê hay còn nhưng bậc cha ông đã từng kham khổ chắc chắn cũng đều được nghe những bài ca mà nếu không thích, một vài người có thể gọi nó bằng cái tên “những bài ca bất hủ”.
Thế mà thời ấy lại hay, cái thời mà người ta không sống vì đồng tiền, không chạy theo danh vọng, không đạp đổ tất cả những thành trì đạo đức để chạy theo giàu sang, danh vọng. Ai đã từng nghe vài bài trong tác phẩm kinh điển “Hiểu về trái tim” chắc đã được cảm nhận nhiều điều về giá trị cuộc sống. Tôi cũng chẳng đi sâu về cuốn sách này nhưng có lẽ đó chỉ là cảm giác của nhưng bậc đã thấm vị đời. Cuộc sống đã thay đổi quá nhanh, quá nhiều, khiến người ta không muốn dừng lại. Mặt tích cực của vấn đề này là khiến cho con người ta luôn vươn lên khám phá những điều còn bí ẩn của cuộc sống. Tuy nhiên, mặt tích cực ấy cũng kéo theo vấn đề tiêu cực là con người quên đi cội nguồn, quên đi nguồn gốc của bản thân, làm mất đi những giá trị truyền thống.
Trước đây, cái thời mà hòa bình còn chưa được lập lại, cái thời mà con người ta sống với nhau bằng “Chén cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” ấy đã qua rồi. Nhưng thời ấy, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã luôn đề cao vấn đề gìn giữ văn hóa. Suốt mấy chục năm bôn ba ra nước ngoài, Bác đã được đi nhiều nước, được tận mắt chứng kiến nhiều vấn đề của cuộc sống khiến Người nhận ra rằng chỉ có văn hóa mới khiến cho ta không bị lẫn với nhưng con người khác. Giữ gìn văn hóa truyền thống là cái làm nên bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế.
Lần đầu tiên đặt chân về nước, Bác đã về với Pắc Bó – Cao Bằng. Nơi đó và căn cứ Việt Bắc nói chung đã gắn với 5 năm giành chính quyền gian khổ (1941 – 1945), đi suốt 9 năm kháng chiến trường kì chống Pháp (1946 – 1954). Những con người Việt Bắc với cuộc sống tự nhiên, say mê âm nhạc, những vụ điệu hòa với tự nhiên và lòng hiếu khách là minh chứng sống sự gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc Việt. Làm được điều này, phải chăng đó là thành công của con người đi trước thời đại, biết đoàn kết cộng đồng cùng chung một nhiệm vụ là cứu nước.
Bác là người luôn nhìn nhận vấn đề một cách cẩn thận, suy xét và có những tính toán cho tương lai. Người tài nước ta không thiếu, chỉ có chọn và phải làm sao chọn được chính xác, lo cho nước, cho dân. Bởi vì “hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia”. Người tài sẽ giúp đất nước phát triển, bảo vệ được đất nước và đảm bảo cuộc sống bình an cho nhân dân.
Thế nhưng… Bác ah! Thật sự những ngày qua ai đọc báo hẳn thấy bất bình với việc chúng ta dần mất đi những đảo trên biển. Đất nước có âm mưu chiếm đoạt ấy chính là láng giềng của chúng ta, đất nước có 1000 năm đặt ách thống trị lên chúng ta, và cũng là đất nước đánh giá chúng ta chưa bằng một cái tỉnh của họ, xây dựng một khuôn viên bằng “chuồng” chim  bồ câu để thể hiện nước ta trên khuôn viên thể hiện kinh tế tại thủ đô của họ. Vậy mà chúng ta khi đi qua nhìn,... không biết nghĩ gì nhưng rồi vẫn cứ thích tới, thích tham quan du lịch ở đó. Có chăng sự xót xa, tủi nhục của lòng tự hào dân tộc.
Đó là việc lớn, việc đại sự quốc gia… Cháu cũng như những người dân thường khác chỉ được nghe, được biết và được bất bình chứ không thể làm gì hơn. Tại vì đó là những vấn đề to lớn của đất nước, tất cả những gì chúng ta làm là “đối thoại hòa bình” và… chờ đợi.
Hôm kia, nghe được bài viết “Lệnh truy nã quên trong hộc tủ, tội phạm thành... công an” trên link web: http://dantri.com.vn/phap-luat/lenh-truy-na-quen-trong-hoc-tu-toi-pham-thanh-cong-an-732191.htm mà cảm thấy nản cả lòng. Chúng cháu lớn lên, nhận thức được vấn đề và muốn làm việc, muốn góp sức cho Tổ quốc mà chưa có cơ hội. Trong khi đó,… những người có tiền, có quyền lại có thể che đậy một cách trắng trợn để lại… tiếp tục có tiền và có quyền. Cháu nhớ cái câu ca dao mà cháu được học ở THCS: “Con vua thì lại làm vua – Con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Càng ngẫm, thì thấy càng đúng… Tại vì những người học rồi ra làm nhân viên thì có cố gắng phấn đấu lắm cũng đến khi gần về hưu mới lên được chức danh nào đó. Còn những người học hành chẳng đến đầu đến cuối thì lại có thể lên dễ dàng những chức vụ có quyền lực. Người ta thường bao che bằng một câu nói mà cháu được coi ở một bộ phim gì đó: “Tôi có tư chất lãnh đạo…”.
Đứng trước lựa chọn một con đường chính đáng cho cuộc đời… Cháu chỉ nhận thấy mình có thể làm được 2 việc: 1 là từ bỏ ước mơ để theo đuổi một cuộc sống bận rộn, làm theo những gì mình thích và sống cuộc sống của mình dù thiếu hay đủ; 2 là tiếp tục theo đuổi ước mơ bằng việc tìm mọi cách để có một suất biên chế, sống cuộc đời còn lại nhàn nhã, có công ăn việc làm và lương bổng ổn định, không giàu nhưng có lẽ cũng đủ sống. Hai con đường ấy, hẳn sẽ có nhiều người chọn con đường thứ 2… Nhưng cháu thích con đường thứ hai hơn. Bây giờ, có lẽ lựa chọn đó sẽ là đáp ứng nhu cầu và phong cách sống của bản thân. Mai mốt có tuổi chắc chắn cháu sẽ phải hối tiếc. Thế nhưng, thích với hiện thực là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Cuộc sống bây giờ cần phải quan hệ, và cần cả tiền nữa… Gia đình và tư tưởng của bản thân không cho cháu dễ dàng thực hiện điều đó…
Hi vọng đêm nay có thể mơ thấy bác, trò chuyện với bác. Để cháu được biết mình đúng hay sai, những suy nghĩ của cháu có nông cạn hay không? Xin dành ngày sinh nhật để hướng về Người!

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Các tính chất của ngôn ngữ báo chí (các ví dụ của thể loại ghi nhanh)


Các tính chất của ngôn ngữ báo chí
Hiện nay, ngôn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức rằng “phong cách khuôn mẫu hoạt động trong lời nói, được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn tiêu biểu”, người ta đã tìm ra những luận cứ, với các mức độ khác nhau, để khẳng định ngôn ngữ báo chí có những nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính – công vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận.
Vậy đâu là nét đặc thù của phong cách bào chí? Các nhà nghiên cứu đã có ý kiến không thống nhất khi trả lời câu hỏi này.
Đinh Trọng Lạc, sau khi nêu rõ các đặc trưng của phong cách báo chí (như tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn), đã chỉ ra các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí thuộc các phương diện từ vựng, cú pháp, kết cấu. Theo chúng tôi, đây phần lớn mới chỉ là các đặc điểm của một vài thể loại báo chí cụ thể, vì thể chúng chưa đủ tầm khái quát để có thể khắc họa diện mạo cả một phong cách ngôn ngữ trong sự đối sánh với phong cách ngôn ngữ khác,
Còn tác giả Đinh Hữu Đạt cho rằng các đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí bao gồm: 1.Chức năng thông báo; 2. Chức năng hướng dẫn dư luận; 3. Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng; 4. Tính chiến đấu mạnh mẽ; 5. Tính thẫm mỹ va giáo dục; 6. Tính hấp dẫn và thuyết phục; 7. Tính ngắn gọn và biểu cảm; 8. Đặc điểm về cách dùng từ ngữ (gồm cách dùng từ ngữ và cách dùng khuôn mẫu biểu cảm). Dễ dàng nhận thấy là Hữu Đạt không có sự phân định rõ ràng giữa các đặc điểm về chức năng của thông tin báo chí và các đặc điểm về ngôn ngữ như là phương tiện chuyển tải thông tin ấy. Chính vì thế, 8 đặc điểm mà ông đưa ra không đồng loại, chỉ có các đặc điểm thứ 6 và thứ 7 là có vẻ xác đáng hơn cả.
Tuy nhiên, các quan niệm của Đinh Trọng Lạc cũng như Hữu Đạt cho thấy, khi khảo sát các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, họ đều xuất phát từ góc độ chức năng của nó. Đây là hướng đi hợp lí, vì chính chức năng chứ không phải bất cứ một yếu tố nào khác quy định các phương thức biểu đạt có tính đặc thù của từng loại hình sáng tạo.
Như chúng ta đều biết, chức năng cơ bản có vai trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập đến các sự kiện và không có sự kiện thì không có tin tức báo chí. Do vậy, theo chúng tôi, nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là là có tính sự kiện.
Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt các tính chất cụ thể như:
1. Tính chính xác
Ngôn ngữ của bất kì phong cách nào cũng phải đảm bảo tính chính xác. Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ xuất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quôc, một nhà báo viết bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung”. Rõ ràng, từ “với” ở đây không thể chấp nhận được (vì cụm từ “chia tay với…” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong”.
Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất 2 yêu cầu: Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm vững ngữ pháp, có vốn từ vựng rộng, chắc và không ngừng được trau dồi; thành thạo về mặt ngữ âm; hiểu biết phong cách. Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai yêu cầu này có một mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn ngữ chỉ có thể “kêu” một cách rỗng tuếch, thiếu hơi ấm nóng của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ với độc giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn ngữ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tai hại cho người khác hoặc cho xã hội.
Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo không chỉ đông tới mức không xác định được họ (nhất là trẻ em) lại luôn xem báo chí là ngọn đèn chỉ dẫn trong việc sử dụng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển.
2. Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình. Đoạn trích sau đây trong tác phẩm ghi nhanh “Đêm trắng nhà tang lễ” của K.Em - Đ.Nam - V.Hùng là một minh chứng cụ thể:
Đúng 13giờ 30, 12 chiếc xe chở thi hài các nạn nhân trong vụ tai nạn khủng khiếp trên đường Hồ Chí Minh rời Đà Nẵng. Theo chỉ đạo của ngành giao thông vận tải, đường hầm Hải Vân đã mở cửa để đoàn xe đi qua thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Ngay từ 5 giờ sáng, những nẻo đường dẫn vào Nhà tang lễ Viện quân y C17 (Quân khu 5) chật cứng người thân. Họ đến từ Hà Nội, Vinh, Bình Định và TP.HCM bằng tất cả những phương tiện có được.
Đúng 6 giờ sáng hôm nay, 6 chiếc xe Zin 130 chở 31 thi hài đã về đến Đà Nẵng. Vây quanh những chiếc xe là những người thân, bạn bè của những cựu chiến binh xấu số. Và dù rất bình tĩnh nhưng anh Trần Trọng Long, con cả của trưởng đoàn tham quan Trần Trọng Cáp vẫn nấc trong nghẹn ngào "Ba tôi vừa gọi điện bảo tôi (Anh Long hiện đang công tác tại TP.HCM-PV) rằng khi nào vào đến TP.HCM thì ba sẽ gọi con đến đón, con không nên trông ngóng làm gì. Ba đi cùng với rất nhiều đồng đội nữa mà".
Trong cái nắng ban mai đầy nguội lạnh của một buổi sáng bên khu nhà tang lễ, sáu chiến xe Zin chở 31 thi hài xấu số lầm lũi tiến vào. Tiếng người thân thóc thét nghe đến nao lòng. 9g30 phút những người thân từ Hà Nội tiếp tục "bay" vào bằng đường hàng không mặc dù việc mua vé máy bay thời điểm đó không hề dễ dàng một chút nào cả.
Cả một cảnh tượng, một bức tranh trải dài trong đêm tại nhà tang lễ Bệnh viện Quân y C71 được dựng lại hết sức chân thực nhờ sự miêu tả một loạt các hành động, các cảm giác cụ thể của tác giả. Khi đọc những đoạn viết trên, độc giả có thể hình dung được mình cũng đang trải qua một cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả và diễn biến của vụ tai nạn khủng khiếp trên đường Hồ Chí Minh ngày 21-4-2005. Đây chính là khởi nguồn của niềm cảm thông, thương tiếc vô cùng những người thương binh, bệnh binh đi thăm chiến trường xưa.
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ ghi nhanh còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí nói chung và ghi nhanh nói riêng đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định, với những con người cũng xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính,…). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục vì nhờ những yếu tố đó mà người đọc, người nghe có thể kiểm chứng được thông tin một cách dễ dàng. Do đó, trong ngôn ngữ ghi nhanh nên hạn chế tối đa việc dùng từ ngữ, cấu trucs không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như: “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”,…
3. Tính đại chúng
Báo chí, truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính,… đề là đối tượng phục vụ của báo chí: đây là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là tính phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V.G.Kostomarov: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp trong công chúng sao cho một nhà bác học với trình độ uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán mà một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”.
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho đối tượng hạn hẹp nào đó, báo chí khó có thể thực hiện chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hạn hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượng tiếng nước ngoài.
4. Tính ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ ghi nhanh nói riêng cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian vô ích cho cả hai bên: cho người viết, vì người đó sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời; cho người đọc (người nghe), vì trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, người ta luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng ít. Đấy còn chưa kể đến việc khi viết dài sẽ dễ mắc nhiều những dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng ngôn từ (trên thực tế khảo sát cho thấy một tỉ lệ khá lớn các câu sai về ngữ pháp trong các tác phẩm ghi nhanh báo chí có liên quan đến việc nhà báo ham mở rộng các thành phần phụ mà quên mất các thành phần chính của câu).
5. Tính định lượng
Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tích xuất hiện trên báo, đó là tính định lượng. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực trên truyền hình. Vì vậy, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lí để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về không gian và thời gian.
Theo bài “Đặt tít ngắn có dễ?” trên trang Web Nghề báo (nghebao.com), có những tít rất dài như “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học Việt Nam – Hội nhập và thách thức” (tít này có 64 ký tự) sau khi được sửa lại là “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học” (còn 33 ký tự). Chúng ta có thể nhận ra tít báo sau khi được sửa có dung lượng chỉ bằng phân nửa tít trước nhưng nội dung chính vẫn được giữ nguyên. Vậy sao bắt độc giả ngồi đọc những tít dài lê thê và khiến cho họ cảm thấy “tức mắt” như vậy?
Bài viết trên cũng đã đưa ra chuẩn mực cho một tít báo khoảng dưới 50  ký tự, theo đó là một vài gợi ý nhỏ khi viết tít:
-         Bỏ những từ thừa
-         Bỏ các từ “có cũng như không” như: của, về, được,…
-         Bỏ “các”, “những” nếu có thể
-         “Chặt” chữ trong từ thừa nếu được, ví dụ như chọn các từ in đậm trong: “thành lập”, “sang thăm”, “phòng chống”, “tham dự”,…
-         Tránh câu bị động
-         Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói là Việt Nam.
6. Tính biểu cảm
Tính biểu cảm trong báo chí nói chung và ghi nhanh nói riêng gắn liền với việc sử dụng từ ngữ mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn của cá nhân,… Ví dụ như:
“Sông Tô mà không lịch” (Báo Văn hóa, 17-5-1999)
Nếu ngôn ngữ ghi nhanh báo chí không có tính biểu cảm thì nó chỉ tồn tại là những chuỗi thông tin khô khan và khó thu hút được độc giả. Tính biểu cảm tác động mạnh đến tâm hồn người nghe, làm cho họ có những trạng thái cảm xúc nhất định theo hướng mà người viết mong đợi.
7. Tính khuôn mẫu
Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm “khuôn mẫu”. Đó là những công thức có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hóa quy trình thông tin, làm cho nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ. Chẳng hạn như trong văn phong báo chí, khi viết các mẫu tin, người ta thường dùng các khuôn mẫu như:
-         Theo AFP, ngày… tại… trong cuộc gặp gỡ… đồng chí… đã kêu gọi…
-         TTXVN, ngày… người phát ngôn Bộ Ngoại giao… cho biết….
Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.
Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học, khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển. Chẳng hạn, một thông tin trên báo về nguyên tắc phải thỏa mãn 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? nhưng thứ tự trả lời các câu hỏi đó có thể sắp xếp khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh đó, các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí lại luôn kết hợp hài hòa với các thành tố biểu cảm cho nên ngôn ngữ báo chí thường rất mềm mại, hấp dẫn chứ không khô khan như ngôn ngữ trong văn bản hành chính, là nơi người ta sử dụng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà thôi.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

NGÔN NGỮ GHI NHANH BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH


NGÔN NGỮ GHI NHANH
Viết ghi nhanh cần thấu triệt những yếu tố cơ bản như các thể loại khác mà Maxin Gordki đã căn dặn là:
-     Chủ đề
-     Tình tiết
-     Ngôn ngữ
Bởi vậy ngôn ngữ trong ghi nhanh không phải là một loại ngôn ngữ riêng biệt, đối lập hoàn toàn với ngôn ngữ tin, ngôn ngữ phóng sự hay ngôn ngữ văn học. Song, đặc điểm của ghi nhanh đã tạo cho nó những bản sắc cần thiết.
Ngôn ngữ ghi nhanh chủ yếu là ngôn ngữ miêu tả
Ghi nhanh dùng bút pháp miêu tả là chủ yếu, tức là dùng lời văn thể hiện con người, sự việc một cách sống động. Qua miêu tả con người và sự việc, người viết ghi nhanh tạo nên một bức tranh sinh động, tựa như một “hoạt cảnh”. Bởi với bút pháp đó, hình ảnh cụ thể được nổi lên, làm cho người xem, người nghe bài viết đó có cảm giác như chính mình được chứng kiến tại chỗ.
Ví dụ:
“Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 98 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước và 6 năm ngày môi trường thế giới. Chương trình Tiếp sức mùa thi (TSMT) đã chính thức khởi động bằng lễ ra quân lúc 6h sáng ngày 5/6/2009 tại nhà văn hóa Thanh niên – số 4 Phạm Ngọc Thạch, 8 năm qua không phải là một chặng đường dài nhưng TSMT là một hoạt động có ý nghĩa xã hội to lớn và giá trị nhân văn sâu sắc.
5h30 buổi sáng cùng ngày, hàng ngàn sinh viên từ khắp nơi trên địa bàn Thành phố đã đổ về với lòng nhiệt huyết và tinh thần tuổi trẻ luôn xung kích vì cộng đồng nhầm hỗ trợ thí sinh một cách nhanh chóng phát huy tinh thần sáng tạo và trách nhiệm của sinh viên tư vấn và hướng dẫn tận tình ngay khi phụ huynh và thí sinh đặt chân vào thành phố nhầm tạo sự an tâm cho thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay.
Không khí càng sôi động hơn khi Sinh viên tiếp tục đổ về khu vực dự lễ, với khuôn viên hạn hẹp và chật ních người chỉ có cách là lách người thì mới đến được khu vực dự lễ, khi ấy lang can và cầu thang là nơi lí tưởng nhất để các Phóng viên chuyên nghiệp và nghiệp dư thi nhau bấm máy ảnh lách tách ví như đang cố gắng hết sức mình chiến đấu vì nghệ thuật. Những tiếng hò reo cổ vũ đã làm nóng hơn khán trường với những khẩu hiệu và băng reo đã được hô vang “Bến xe chợ lớn: Cái gì cũng lớn, Bến xe Miền tây: Cái gì cũng hay…”. (Trích: Tiếp sức “Vượt vũ môn” – ghi nhanh “Tiếp sức mùa thi 2009”).
Song, phải thấy rằng miêu tả trong ghi nhanh khác với miêu tả trong phóng sự, tường thuật và nhất là đối với văn học. Miêu tả trong phóng sự đòi hỏi thể hiện được một bức tranh tổng quát và sâu sắc hơn, khi cần, thậm chí phải miêu tả cả nội tâm. Miêu tả trong tường thuật thì có quá trình và rất cụ thể. Còn miêu tả trong ghi nhanh chỉ mang tính chất phác thảo.
Ví dụ:
“Sau một đêm náo nức, tưng bừng cùng cả nước đón giao thừa, Tân Thành sáng mùng 1 Tết hôm qua đã khoác lên mình một dáng vẻ tĩnh lặng, yên ả nhưng vẫn không thiếu phần sôi động, nhộn nhịp ở một số khu vực như: Ni viện Thiện Hòa và Chùa Đại Tòng Lâm.
Những con đường bổng chốc như rộng thênh thang hơn bởi thưa thớt những người qua lại. Khói bụi từ các xe ô tô chở đất đá thường ngày, làm những người đi qua đường khó chịu chỉ vài ngày trước đây thôi, nay đã tạm thời lắng xuống, thay vào đó là sự trong trẻo, dễ chịu.
Đâu đó, một vài bạn trẻ ngủ gục ngoài đường sau một đêm thức trắng. Đâu đó, các tiểu thương mệt nhoài sau những phiên chợ Tết mấy ngày qua. Đâu đó, tiếng cười ríu rít trong những bữa cơm sum họp gia đình đầu năm mới. Mùi thịt nướng thơm phức, men rượu nồng ấm áp lan tỏa không gian.” (Trích: “Tân Thành vào xuân”)
Trong khi tả, có thể kết hợp lối văn kể để cô đặc nội dung, tóm tắt những chi tiết không cần diễn đạt tỉ mĩ. Vì cần kết hợp như vậy cho nên có nhiều đoạn văn nhuần nhuyễn đến mức, người đọc, người xem khó có khả năng phân biệt đâu là tả, đâu là kể. Tuy nhiên đối với người viết, hai lối văn này phải được phân định thật rõ để vận dụng một cách tinh thông trong lúc sáng tác.
Ví dụ:
Mùng một Tết, ngày mở đầu cho 365 ngày tiếp theo nên rất được mọi người coi trọng. Khác hẳn với sự tất bật lo toan hiện trên khuôn mặt của nhiều người chiều tất niên hôm trước, sớm mùng một Tết bao giờ cũng mang vẻ nhàn nhã đến mức dư thừa sự no đủ và thanh nhàn. Tân Thành vẫn luôn trẻ trung, đầy sức sống với dòng người đi lễ chùa đầu năm và khởi hành cho những chuyến du xuân đầu năm mới.
Thời tiết ngày mùng một Tết năm nay vẫn nắng gắt với sức nóng quá bất thường giống như những ngày cận Tết, thế nhưng đêm xuống lại lạnh đột ngột. Tuy nhiên, hàng ngàn du khách thập phương vẫn tấp nập hành hương về các chùa chiền ở đây để thắp một nén nhang thơm ngày đầu năm mới, cầu chúc cho gia đình mình dồi dào sức khỏe, bình an, phúc lộc.
Khu vực Chùa Đại Tòng Lâm, với gần 100 chùa và các am thất đã thu hút hàng ngàn du khách về dự lễ, hàng trăm xe ô tô lớn nhỏ đậu chật ních sân chùa. Ni viện Thiện Hòa trực thuộc Trường Đại học Đại Tòng Lâm với hơn 200 chư tăng ni tất bật từ sáng sớm mùng một Tết chuẩn bị cho lễ nghênh xuân ngày đầu năm mới – ngày vía Phật Di Lặc, tổ chức lập đàn tràng dược sư cầu an.
Trong tiếng chuông chùa thánh thót tôn nghiêm và khói hương mù mịt cay xè mắt, những người đi lễ chùa với vẻ mặt mãn nguyện, vui vẻ nói với chúng tôi “Nét văn hóa nổi bật ở Tân Thành năm nay là người dân đã có ý thức giữ về sinh môi trường. Rác được bỏ vào đúng nơi quy định. Trước kia, sau đêm giao thừa, nhiều người có thói quen bẻ cành, hái lộc và vứt rác bừa bãi ra đường,… nay đã hạn chế rất nhiều”. (Trích: “Tân Thành vào xuân”)
Có mấy điểm cần chú ý trong khi miêu tả:
-     Miêu tả cảnh chỉ là những cảnh phù hợp nhất đối với chủ đề nhằm làm rõ bản chất sự kiện. Miêu tả những bông hồng, bông cúc để nói lên nghệ thuật dệt lụa xuất khẩu ở Đại Mỗ (thị xã Hà Đông) đang mùa nở rộ hoa. Miêu tả sự cố gắng đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, sửa chữa các công trình lớn của Đà Lạt trước ngày thành phố bước vào hội hoa cho thấy được quá trình chuẩn bị của nhân dân toàn tỉnh trước ngày lễ lớn của mình.
Ví dụ:
Khác những năm trước, Đà Lạt mùa này tuy vắng khách du lịch, nhưng không khí “nóng” lên ở Thao trường Đà Lạt, Công viên Yersin, Đài phun nước thành phố, Khu phố đi bộ và bia tưởng niệm Cam Ly... Thành phố đang căng mình chuẩn bị cho Lễ hội 110 năm .
Mặc dù lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt, lạc quan những công trình này sẽ hoàn thành trong vài ngày tới, nhưng trên công trường chúng tôi vẫn thấy sự âu lo của những người trực tiếp thi công. Tại công viên Yersin bác thợ gần 60 tuổi, vừa xúc đất vừa nói chuyện với chúng tôi “không biết còn 10 ngày nữa có kịp không, từ hơn một tuần nay phải làm việc cả ngày lẫn đêm”.Nằm ven bờ Hồ Xuân Hương, công viên Yersin khởi công cách đây hai tháng, nhưng bị “nằm không” 15 ngày vì mưa, do vậy trên công trường hiện giờ vẫn còn ngỗn ngang, nào gạch, xi măng, đá, đất… Từng tốp công nhân như không để ý đến sự có mặt của chúng tôi, họ cứ mải mê người trồng cỏ, người cầm bay, người dựng lều.
Ngay bên cạnh đó, những người thợ xây dựng cũng vội vã với những viên gạch cuối cùng của Thao trường Đà Lạt, đây chính là nơi diễn ra Đêm lễ hội mừng Đà Lạt 110 năm vào tối 30/11, cũng chính là buổi lễ kết thúc năm hoạt động mừng thành phố hoa lên 110 tuổi. Chưa hết, quanh khu vực Hòa Bình, Lê Đại Hành, Nguyễn Thị Minh Khai, được qui hoạch làm phố đi bộ, người dân cũng hối hả trang trí lại mặt tiền nhà mình. Riêng đường Nguyễn Thị Minh Khai người dân đồng lòng với chính quyền địa phương tự tháo dỡ nhà, rạp làm cho đường thông hè thoáng, phục vụ chợ đêm.
Tuy nhiên, điều làm không ít người ngạc nhiên, một số khách sạn, quán ăn được nhiều khách du lịch biết đến, vẫn còn “như người ngoài cuộc”. Ngay tại khách sạn phóng viên thời sự lưu trú ở khu vực Hòa Bình, bà chủ khách sạn cũng boăn khoăn “nhiều khách hỏi chuyện lễ hội lắm, nhưng quả thật tôi chỉ láng máng nghe nói có nhiều chương trình sôi động, nhưng cụ thể thì thua anh ơi!”.
Trao đổi vấn đề này với ban tuyên truyền lễ hội, chúng tôi được biết, ban tổ chức sẽ phát những tờ bướm mang có nội dung chương trình cho tất cả các khách sạn để kịp giới thiệu với du khách. Có lẽ sự kiện được nhiều người mong đợi nhất, đó là Lễ hội sắc hoa Đà Lạt hay còn gọi là Canavan hoa với xe hoa, ngựa hoa, kiệu hoa… Và đặc biệt là bốn đội hình hoa cách điệu hình ảnh 110 năm: 110 gánh hàng hoa, 110 học sinh trang phục hoa, 110 đèn lồng hoa, 110 sơn nữ và hoa rừng.
Nhộn nhịp đấy, nhưng chúng tôi vẫn còn luyến tiếc hàng loạt khu biệt thực mang đậm nét kiến trúc Châu Âu thế kỹ trước ở khu vực đường Lê Lai, Phó Đức Chính, Trần Hưng Đạo và Hùng Vương, vẫn còn trong quá trình trùng tu, sữa chữa, chưa đưa vào khai thác kịp trong dịp này. (Trích: Đà Lạt trước ngày hội hoa”)
-     Miêu tả con người trong ghi nhanh khác con người trong phóng sự đặc tả. Phóng sự đặc tả thường miêu tả là con người đậm nét và có chiều sâu, giúp người nghe, người xem hiểu được ngọn ngành. Trong ghi nhanh, con người thường gắn liền với hành động, việc làm, sự kiện tiêu biểu. Như trong mùa khai giảng năm học mới ở một trường có truyền thống, người viết nêu lại sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và huấn thị như thế nào?
Ghi nhanh không đòi hỏi đặc tả tỉ mỉ về Người, ví dụ: “Một vinh dự lớn: ngày 18-12-1954, Bác Hồ đến thăm trường. Bác căn dặn thầy và trò phải có ý thức làm chủ nhà trường, phải xây dựng nhà trường thành một trường kiểu mẫu. Ngày 16-4-1958, Bác đến thăm trường lần thứ hai. Và ngày 31-12-1958, Bác đến thăm trường lần thứ ba. Lần này Bác căn dặn nhà trường nhiều điều quan trọng trong giảng dạy và học tập. Đặc biệt, bác nhấn mạnh đến giáo dục lao động (Trích ghi nhanh: “Ngôi trường truyền thống”).
Miêu tả người khi cần chỉ là những nét chấm phá. Ví dụ: nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những người thân đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ kết hợp với hoàn cảnh cụ thể, gia đình được về căn nhà mới, bài “Chút quà cho người ở lại” chỉ tả: “Hồi này chị Hồng thấy người khỏe hẳn ra. Nhiều người gặp chị nói vui: “Chà! Chị Hồng đã hồng hào trở lại”. Quả thật, chị không còn ốm nhiều như trước nữa. Do đó phải suy nghĩ, lo toan về cuộc sống nên chị thấy trong lòng thanh thản (Trích: “Gặp những người đại biểu nhân dân”).
Chính vì vậy, khi miêu tả, người phóng viên phải cần cân nhắc, không nên lạm dụng để miêu tả tràn lan mà nên bám chắc vào đặc điểm của ghi nhanh để có thể thể hiện một cách chặt chẽ.
-     Miêu tả từng sự việc, chi tiết cụ thể không đòi hỏi cặn kẻ từng li từng tí mà cần nhằm vào những nét đặc sắc nhất. Tránh lối rườm rà, dây cà ra dây muống. Trong khi tả, có thể kết hợp với văn kể. Ví dụ về bài “Bắt sống tướng Đờ-cát-tơ-ri, mừng sinh nhật Bác” trong giây phút then chốt nhất, người viết đã chọn được những chi tiết để miêu tả một cách xúc tích như sau: “Vừa thấy bóng quân ta, Đờ-cát-tơ-ri và bộ tham mưu với hơn 20 thằng, trong đó có bốn tên quan năm, 6 quan tư tất cả xếp thành hai hàng giơ tay. Cạnh bàn giấy tên tướng giặc, một đống giấy còn âm ỉ cháy. Trên bàn, rượu bày lổng chổng,…. Tên Đờ-cát-tơ-ri  đang vò xé nốt mấy tờ giấy trên bàn. Đội trưởng Luật chĩa súng bắt nó giơ tay. Tên tướng giặc run rẩy: “Tôi đã hạ lệnh cho quân lính tôi ra hàng và phi cơ không được ném bom nữa”!
Ngôn ngữ ghi nhanh có sự đan xen tả, kể, bình với nhau
Ghi nhanh có tả, kể bình đan xen nhau. Ghi nhanh là thể tài vừa có tác dụng thông tin, vừa có sức truyền cảm. Ghi nhanh không phải là đưa tin, cũng không phải phản ánh sự kiện xảy ra có quá trình diễn biến như phóng sự, tường thuật mà là một hình thức văn xuôi trong thể tài phản ánh báo chí. Do đó, ngôn ngữ trong ghi nhanh cần kết hợp các đặc tính của ngôn ngữ báo chí được dùng. Trong đó, đáng chú ý là:
-     Ngôn ngữ hình ảnh: Do phản ánh bằng bút pháp tả, kể là chính. Cho nên ghi nhanh cần chú trọng vận dúng xác đáng ngôn ngữ hình ảnh, nhằm tái hiện sự thực sao cho đúng với hiện tượng diễn ra. Ngôn ngữ hình ảnh dùng trong ghi nhanh không phải chỉ là những hình dung từ, động từ “kêu” và “rỗng” mà phải là sự vận dụng nhuần nhuyễn vốn từ ngữ, làm cho sự thực đã xảy ra, qua bài viết được nổi lên như một bức tranh phác thảo. Người việc và cảnh vật trong bài trở nên sống động chứ không phải là cứng đờ như chết. Mặt khác, lại cần tạo nên bức tranh trung thực, sát với hoàn cảnh thực tế. Trước đây, không ít dẫn chứng do dùng từ không xác đáng, làm cho ngữ nghĩa bị chệch, thậm chí trái ngược hẳn.
Ví dụ:
“Máy bay địch đã bắn phá nhiều mục tiêu của chúng ta”.
Câu này sai cơ bản về nghĩa. Địch bắn phá nhiều cơ sở cách mạng của ta nhưng mục tiêu của chúng ta là máy bay địch chứ không phải là những địa điểm mà địch bắn phá.
Hay: “Máy bay địch trút bom” cũng không hợp lí. “Trút” là một động từ, thông thường sử dụng với hàm nghĩa là hả dạ, hả lòng. Địch trút bom xuống ta thì chắc chắn ta không thể sử dụng động từ “trút” này để miêu tả, khắc họa lại hành động tàn ác, phi nghĩa này.
Việc dùng từ trong ghi nhanh để miêu tả cần chú ý làm cho bài trở nên sống động, đồng thời giữ gìn được nền văn học dân tộc, tránh đệm thừa từ Hán.
Ví dụ:
+ “Chị mậu dịch viên…”
Đã dùng “chị” thì thôi dùng “viên” bởi vì “viên” có nghĩa là người. Câu “chị mậu dịch” nghe vẫn thấy thân thiết hơn.
+ “Dòng sông Hồng Hà đỏ đất phù sa…”
Đã dùng “sông” thì không được dùng “hà” vì “hà” có nghĩa là sông. Đồng thời, nghe “sông Hồng” cảm thấy bình dị, gần gũi và thuần Việt hơn.
-     Ngôn ngữ chính luận: Ghi nhanh có thể kết hợp lời bình, người viết phải dùng ngôn ngữ chính luận để bình. Ngôn ngữ chính luận giúp cho sự kiện được miêu tả nổi rõ được ý nghĩa sâu xa, tác dụng sẽ dẫn đến ý định của người xem, người nghe từ những hiện tượng lẻ tẻ nhìn ra được tình hình, rút ra được vấn đề một cách khái quát. Trong chính luận có thể kết hợp tình cảm của người viết, nhưng không được lạm dụng để tránh biến ghi nhanh thành tùy bút.
Phóng viên ghi nhanh đã có mặt ở những nơi sự kiện diễn ra. Đây thường là lúc sự kiện chưa kết thúc, chưa tổng kết, có khi chỉ mới bắt đầu phôi thai, mới hình thành. Những chi tiết nảy sinh ở đó lại cần thiết cho bài viết song có nhiều khi chưa đủ sức thuyết phục hoặc chưa nêu bật được ý nghĩa sâu xa của sự kiện. Vì vậy, người viết có thể xen lời bình để hướng dẫn nhận thức cho người đọc.
Đưa bình vào ghi nhanh cần quán triệt mấy yêu cầu chính sau đây:
-     Bình phải có tác dụng nâng cao nhận thức, có ý nghĩa giáo dục cụ thể, tránh chung chung.
-     Bình phải xuất phát từ yêu cầu của công tác tư tưởng của Đảng, tránh tùy tiện bình theo quan điểm của cá nhân.
-     Bình phải có nghệ thuật, tế nhị, kín đáo, tránh hò hét, thổi phồng một cách sống sượng, gượng ép như “phải ra sức”, “phong trào rộ lên long trời lở đất” hoặc “khí thế hừng hực như nước vỡ bờ”,…
-     Bình phải chặt chẽ, xác đáng, đúng mức, tránh lạm dụng tràn lan, biến ghi nhanh thành bình luận.
-     Có thể dùng lời bàn, ý kiến nhận định, đánh giá của cấp ủy, của người có trách nhiệm thay cho lời bình của người viết. Cách làm này nhiều khi có sức thuyết phục cao vì nó khách quan hơn.
Thường có những cách bình luận sau:
-     Bình xen kẽ với tả, kể về con người và hành động
Ví dụ 1:
Thời tiết ngày 8/4/2007 ở Hà Nội thật đẹp, từ sáng sớm rất đông bà con họ Đỗ đã tụ hội về Trường Thực nghiệm, số 50-52 đường Liễu Giai, nơi tổ chức lễ hội 10 năm thành lập Ban liên lạc (BLL) Họ Đỗ Việt Nam. Trên cổng vào nổi bật khẩu hiệu mầu đỏ mang dòng chữ  "chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập BLL Họ Đỗ Việt Nam, 10 năm hội tụ các dòng họ Đỗ Việt Nam ", hội trường rực rỡ  hoa lá mùa xuân từ các lẵng hoa của các đoàn mang về chúc mừng lễ hội, tiếng cười nói, chào hỏi râm ran của hàng trăm bà con mừng ngày hội ngộ, nhiều đại biểu ở miền Trung và miền nam đã về từ hôm trước, nhiều tấm gương của các cụ già, cháu nhỏ hết lòng với tổ tiên, cụ Đậu Chu Bính năm nay 82 tuổi, từ Nghệ An hành hương về lễ hội bằng xe đạp, cụ Đỗ Duy Phổ cùng cháu nhỏ ở Chương Mỹ Hà Tây đã lên đường từ gà gáy để kịp giờ khai hội, nhiều cháu tiết kiệm tiền bố mẹ cho để ủng hộ các bác làm việc Họ, ta cũng gặp ở đây nhiều bà là con gái, con dâu họ Đỗ về dự hội. Tay trong tay, niềm vui lấp lánh trong ánh mắt, nụ cười và trên huy hiệu ta cài trên ve áo.
BLL Họ Đỗ Việt Nam biểu dương và trao tặng phẩm cho 32 cá nhân và 05 tập thể đã có nhiều đóng góp cho Họ Đỗ Việt Nam hàng chục năm qua. Hội nghị dành nhiều thời gian nghe phó giáo sư Đỗ Tòng, trưởng BLL Họ Đỗ Việt Nam, luật sư Đỗ Hữu Hằng trưởng BLL họ Đỗ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, Luật Sư Đậu Công Tuệ trưởng BLL họ Đậu miền trung... đọc báo cáo tổng kết 10 năm và đề xúât những hướng hoạt động mới cho BLL trong thời gian tới, các ông trưởng BLL các dòng họ Đỗ khu vực Quảng Nam đà Nẵng, BLL khu vực Khánh Hoà, BLL khu vực Phú Yên, đại diện họ Đỗ Quang nơi tổ chức lễ hội năm trước và nhiều dòng họ khác đọc lời chào mừng và tri ân tiên tổ Họ Đỗ Việt Nam, lễ hội còn được đón tiếp ông Vũ Mạnh Hà, trưởng BLL các dòng họ Việt Nam và đại diện các dòng họ bạn đến chúc mừng.... đến cuối buổi chiều còn nhiều đại biểu trong và ngoài họ Đỗ đăng ý phát biểu nhưng do thời gian có hạn, Ban tổ chức không thể bố trí lịch đành xin bà con lượng thứ. Ban tổ chức còn nhận được rất nhiều hoa, thư, điện, tặng phẩm kỷ niệm từ nhiều nơi trong nước gửi về chào mừng hội nghị. (Trích:Ghi nhanh ở lễ hội 10 năm hội tụ dòng Họ Đỗ Việt Nam”)
Ví dụ 2:
Tại 5 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La là Sông Mã, Sốp Cốp, Mộc Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La, 600 tân binh thuộc các dân tộc Kinh, Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, La Ha, Dao, Xinh Mun, Lào đã thể hiện quyết tâm và nhiệt huyết của tuổi trẻ khi vinh dự được đứng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tại điểm giao quân thành phố Sơn La, từ sáng sớm trên các đường phố, nhiều dòng người đã náo nức đổ về khu vực tổ chức giao nhận quân để tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ. Trên gương mặt của các tân binh, niềm vui, sự phấn khởi trước giờ phút lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng đã thể hiện rõ. Tân binh Tòng Văn Trịnh, dân tộc Thái ở bản Pảng, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La chia sẻ: "Được đứng vào hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam là niềm tự hào của em và cả gia đình. Em sẽ cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao không phụ lòng tin tưởng của gia đình và đơn vị".
Trong giây phút chia tay đầy lưu luyến và bịn rịn, không giấu nổi niềm xúc động, bà Lò Thị Yên, mẹ của tân binh Cà Văn Bình, ở bản Hìn, xã Chiềng An, thành phố Sơn La cho biết: Xác định việc nhập ngũ là thể hiện trách nhiệm và niềm vinh dự của mỗi thanh niên, gia đình đã động viên cháu yên tâm lên đường làm nghĩa vụ quân sự. (Trích: Ghi nhanh “Sôi nổi lễ hội tòng quân”)
-     Bình lồng vào lời kết.
Ví dụ 1:
Ngày vui qua mau, chiều muộn  bà con hồ hởi ra về mang theo niềm vui tràn ngập và hàng ngàn huy hiệu Họ Đỗ Việt Nam làm quà cho người thân, hẹn nhau năm tới gặp lại trên đất Hồng Lam quê Bác dự lễ hội Họ Đỗ Việt Nam do Ban liên lạc họ Đậu Miền trung đăng cai tổ chức. (Trích: “Ghi nhanh ở lễ hội 10 năm hội tụ dòng Họ Đỗ Việt Nam”)
Ví dụ 2:
Cùng với phần lễ, phần hội cũng được tổ chức tưng bừng, các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng diễn ra sôi nổi, 18 CLB văn hoá thể thao trên địa bàn phường có cơ hội giao lưu hát Quan họ trên thuyền, biểu diễn Tuồng cổ, thi đấu giải Vật cổ truyền và các môn Cầu lông, bóng chuyền hơi, Cờ tướng, Chọi gà, giao lưu thơ, sinh vật cảnh,… thể hiện nét văn hoá lành mạnh trong lễ hội làng Đồng Kỵ. Giống như các lễ hội ở khắp nơi lễ hội Đồng Kỵ cũng hướng đến một năm mới mưa thuận gió hoà mùa màng tốt tươi. Đến hẹn lại lên, cứ vào mồng 4 Tết người dân ở khăp nơi lại đổ về Đồng Kỵ để chứng kiến lễ hội rước pháo duy nhất còn lại đến ngày hôm nay. (Trích: Ghi nhanh “Lễ hội Đồng Kỵ”)
Ví dụ 3:
Tối nay, AIG 3 sẽ chính thức khai diễn với lễ khai mạc được tổ chức hoành tráng tại sân vận động Mỹ Đình, kéo theo sau là gần 10 ngày tranh tài của đại hội. Có lẽ, phải hy vọng đến thời điểm ấy, khi sự kiện thể thao của châu Á này đến gần hơn với khán giả cả nước, người ta mới có thể hình dung ra cuộc tranh tài này. (Trích: Ghi nhanh trước ngày Lễ khai mạc AIG 3-2009: “Hình như đang nóng lên”)
Ví dụ 4:
Sau 1 thời gian tranh tài, Lễ hội đua thuyền truyền thống đầu năm ở phường Trung Lương đã thành công tốt đẹp. Dường như mọi người đều cảm thấy tự hào và mãn nguyện với những cảm nhận trong ngày hội đua thuyền. Họ chia tay và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, làm ăn gặp nhiều may mắn và mong gặp lại năm sau, cứ thường lệ đầu xuân- Sông Minh đến hẹn lại lên. (Trích: Ghi nhanh về Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Phường Trung Lương – Thị xã Hồng Lĩnh)